Viện kiểm sát có được quyền phong tỏa tài khoản bị can trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự không?
Viện kiểm sát có được quyền phong tỏa tài khoản bị can trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự không?
Viện kiểm sát có được quyền phong tỏa tài khoản bị can trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự không? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 24 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
1. Sau khi nhận được lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ đối tượng bị áp dụng, căn cứ, điều kiện, thẩm quyền áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản; nội dung biên bản kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Trong giai đoạn khởi tố, điều tra, nếu xét thấy có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản mà Cơ quan điều tra chưa áp dụng thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra áp dụng; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản và yêu cầu Cơ quan điều tra tổ chức, triển khai thực hiện.
Trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh kê biên tài sản, lệnh phong tỏa tài khoản không có căn cứ và trái pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ lệnh đó; nếu Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ.
2. Trong giai đoạn truy tố, nếu xét thấy có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, đồng thời yêu cầu Cơ quan điều tra phối hợp thực hiện.
Chiếu theo quy định này, Viện kiểm sát được quyền ra quyết định phong tỏa tài khoản trong giai đoạn truy tố khi:
- Xét thấy có đủ căn cứ, điều kiện và cần thiết phải áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của bị cáo;
- Cơ quan điều tra chưa áp dụng biện pháp phong tỏa trong trường hợp này;
- Viện kiểm sát đã có văn bản yêu cầu áp dụng nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.
Khi ban hành lệnh phong tỏa tài khoản cơ quan ban hành quyết định có cần thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp không?
Căn cứ Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.
Đồng thời căn cứ khoản 2 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Phong tỏa tài khoản
...
2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh phong tỏa tài khoản của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Như vậy, khi ban hành quyết định phong tỏa tài khoản thì cơ quan ban hành quyết định này cần thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thực hiện.
Lệnh phong tỏa tài khoản bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 130 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
1. Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
b) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
c) Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
d) Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
Theo đó, biện pháp phong tỏa tài khoản bị hủy bỏ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
- Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
- Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 cần có thời gian giữ chức danh bao lâu thì đủ điều kiện xét lên hạng 1?
- Mẫu báo cáo thành tích tập thể chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể chi bộ?
- Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn đề nghị bố trí tái định cư ở đâu?
- Tải về Danh mục hệ thống tài khoản kế toán thuế đối với kế toán nghiệp vụ thuế nội địa theo Thông tư 111?
- Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới từ 2025? Tra cứu nghành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện mới nhất?