Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có vị trí pháp lý và quyền hạn như thế nào?
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có vị trí pháp lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 quy định như sau:
Vị trí pháp lý
1. Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (sau đây gọi tắt là Viện) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập theo Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, được khẳng định lại là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế tại Quyết định số 246/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm tuyến cao nhất của ngành y tế.
3. Viện có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định của pháp luật, có trụ sở làm việc đặt tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Y tế và là đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm tuyến cao nhất của ngành y tế.
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có vị trí pháp lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có những quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có những quyền hạn sau đây:
(1) Viện được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao và tuân thủ theo quy định của pháp luật.
(2) Được lấy mẫu thực phẩm của các cơ sở sản xuất, lưu thông, phân phối, bảo quản thực phẩm trong cả nước để phục vụ cho công tác kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
(3) Được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, vật liệu phục vụ hoạt động chuyên môn của Viện khi cần.
(4) Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về năng lực hoạt động và kết quả kiểm nghiệm chất lượng an toàn thực phẩm của các đơn vị kiểm nghiệm thực phẩm trong ngành y tế theo yêu cầu của Bộ Y tế, của các cơ quan cấp trên và các cơ quan có liên quan.
(5) Tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, dụng cụ, vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
(6) Được thực hiện các dịch vụ tư vấn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, dịch vụ phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, hiệu chuẩn và các dịch vụ khác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Viện theo quy định của pháp luật khi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có yêu cầu.
(7) Được triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế, mời chuyên gia trong nước và nước ngoài tham gia các lĩnh vực hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật.
(8) Được sản xuất, phân phối, cung ứng chất chuẩn, chất đối chiếu hóa học, sinh học, mẫu chuẩn, mẫu thử nghiệm, bộ xét nghiệm nhanh và động thực vật thí nghiệm.
(9) Được nhập khẩu, mua sắm hóa chất, chất chuẩn, thuốc thử, mẫu chuẩn, sinh phẩm chuẩn đoán, vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động của Viện theo quy định.
(10) Được thu phí, lệ phí, giá dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm và các dịch vụ khác có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 quy định:
Nghĩa vụ
1. Báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật.
2. Cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về hoạt động để đạt được các cam kết.
3. Không cho phép bất kỳ cá nhân, tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của Viện để tiến hành các hoạt động trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có các nghĩa vụ sau đây:
- Báo cáo, công khai và giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan về các hoạt động của Viện theo quy định của pháp luật.
- Cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về hoạt động để đạt được các cam kết.
- Không cho phép bất kỳ cá nhân, tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất của Viện để tiến hành các hoạt động trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?