Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động không?
- Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động không?
- Nguồn ngân sách nhà nước giao để hoạt động Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là những nguồn nào?
- Các nội dung chi kinh phí cho hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được quy định như thế nào?
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động không?
Căn cứ Điều 18 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 quy định như sau:
Cơ chế tài chính
Viện là đơn vị dự toán sử dụng ngân sách nhà nước, hạch toán độc lập và là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên; Được mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng thương mại để giao dịch theo quy định; Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về tài chính - kế toán.
Như vậy, theo quy định trên, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, hạch toán độc lập và là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên.
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia có sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động không? (Hình từ Internet)
Nguồn ngân sách nhà nước giao để hoạt động Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là những nguồn nào?
Căn cứ Điều 19 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 quy định về nguồn kinh phí hoạt động như sau:
Nguồn kinh phí hoạt động
1. Nguồn ngân sách nhà nước giao:
a) Nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
b) Nguồn ngân sách nhà nước giao thực hiện các nhiệm vụ khác: kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; kinh phí thực hiện chương trình đào tạo công chức, viên chức; kinh phí thực hiện chương trình nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng thực hiện các dự án...
2. Nguồn thu phí kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm.
3. Nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp và thu khác theo quy định của pháp luật.
4. Nguồn viện trợ, tài trợ, hợp tác quốc tế.
5. Nguồn khác: vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của công chức, viên chức trong đơn vị; vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên, nguồn ngân sách nhà nước giao để hoạt động Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là những nguồn sau đây:
- Nguồn kinh phí chi hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
- Nguồn ngân sách nhà nước giao thực hiện các nhiệm vụ khác:
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;
+ inh phí thực hiện chương trình đào tạo công chức, viên chức;
+ Kinh phí thực hiện chương trình nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
+ inh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;
+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng thực hiện các dự án...
Các nội dung chi kinh phí cho hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 20 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 6065/QĐ-BYT năm 2019 thì các nội dung chi kinh phí cho hoạt động của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia được quy định cụ thể như sau:
- Chi hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
- Chi từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ khác được giao như kinh phí thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, kinh phí thực hiện chương trình đào tạo công chức, viên chức;
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định;
Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đối ứng thực hiện các dự án...
- Chi từ nguồn thu phí kiểm nghiệm để phục vụ công tác kiểm nghiệm thực phẩm và các khoản chi phục vụ hoạt động thu phí theo quy định hiện hành.
- Chi từ nguồn viện trợ, tài trợ, hợp tác quốc tế theo nội dung của nhà tài trợ, hiệp định, nghị định thư viện trợ, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
- Chi từ nguồn thu sự nghiệp và thu khác; nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
- Chi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ từ nguồn thu sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?