Viện Khoa học pháp lý là cơ quan thuộc Bộ nào? Các nhiệm vụ được giao cho Viện Khoa học pháp lý năm 2022 gồm những gì?
Viện Khoa học pháp lý là cơ quan thuộc Bộ nào?
Tại Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Hợp tác quốc tế.
7. Vụ Con nuôi.
8. Thanh tra Bộ.
9. Văn phòng Bộ.
10. Tổng cục Thi hành án dân sự.
11. Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Trợ giúp pháp lý.
16. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
17. Cục Bồi thường nhà nước.
18. Cục Bổ trợ tư pháp.
19. Cục Kế hoạch - Tài chính.
20. Cục Công nghệ thông tin.
21. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
22. Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
23. Học viện Tư pháp.
24. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
25. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 20 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 21 đến khoản 25 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể thấy, Viện Khoa học pháp lý là một bộ phận của Bộ Tư pháp, có chức năng như một tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
Trước đây, căn cứ Điều 3 Nghị định 96/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
2. Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
3. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
4. Vụ Pháp luật quốc tế.
5. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
6. Vụ Tổ chức cán bộ.
7. Vụ Hợp tác quốc tế.
8. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
9. Thanh tra.
10. Văn phòng.
11. Tổng cục Thi hành án dân sự,
12. Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
13. Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
14. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
15. Cục Con nuôi.
16. Cục Trợ giúp pháp lý.
17. Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
18. Cục Bồi thường nhà nước;
19. Cục Bổ trợ tư pháp.
20. Cục Kế hoạch - Tài chính,
21. Cục Công nghệ thông tin.
22. Cục Công tác phía Nam.
23. Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
24. Viện Khoa học pháp lý.
25. Học viện Tư pháp.
26. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
27. Báo Pháp luật Việt Nam.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 22 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 23 đến khoản 27 Điều này là các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ
...
Viện Khoa học pháp lý
Có bao nhiêu nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2021 của Viện Khoa học pháp lý?
Căn cứ Điều 1 Mục II Quyết định 117/QĐ-BTP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do Viện Khoa học pháp lý chủ trì như sau:
Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học do Viện Khoa học pháp lý chủ trì
1.1. Nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2021 sang năm 2022: 10 nhiệm vụ, bao gồm: 01 Đề tài cấp nhà nước; 06 Đề tài cấp bộ độc lập; 01 Nhiệm vụ điều tra cơ bản; 02 Nhiệm vụ môi trường.
1.2. Nhiệm vụ mới năm 2022: 14 nhiệm vụ, bao gồm: 03 Đề tài cấp bộ độc lập; 04 Nhiệm vụ khoa học thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ 2021-2025 “Quản trị nền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; 06 Nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở; 01 Nhiệm vụ môi trường.
1.3. Hoạt động thông tin, thư viện, cơ sở dữ liệu: Xuất bản đặc san thông tin khoa học pháp lý; hoạt động cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử; hoạt động thư viện; hoạt động thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học."
Căn cứ Phần I Mục A - Phụ lục nội dung Kế hoạch công tác năm 2022 của Viện Khoa học pháp lý ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-BTP năm 2022, các nhiệm vụ chuyển tiếp từ năm 2021 của Viện Khoa học pháp lý được quy định chi tiết như sau:
Các nhiệm vụ được giao cho Viện Khoa học pháp lý năm 2022 gồm những gì?
Tại Phần II Mục A - Phụ lục nội dung Kế hoạch công tác năm 2022 của Viện Khoa học pháp lý ban hành kèm theo Quyết định 117/QĐ-BTP năm 2022 có quy định về các nhiệm vụ được giao cho Viện Khoa học pháp lý trong năm 2022 như sau:
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?