Viên chức quốc phòng bị tai nạn lao động lần đầu cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
- Viên chức quốc phòng bị tai nạn lao động lần đầu cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
- Quy trình giám định tai nạn lao động lần đầu của viên chức quốc phòng được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền giới thiệu giám định tai nạn lao động cho viên chức quốc phòng bị tai nạn lao động lần đầu được quy định như thế nào?
Viên chức quốc phòng bị tai nạn lao động lần đầu cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Viên chức quốc phòng bị tai nạn lao động lần đầu cần chuẩn bị những giấy tờ gì để đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định hồ sơ đề nghị giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng bị tai nạn lao động lần đầu bao gồm:
(1) Đơn đề nghị giám định TNLĐ, BNN (lần đầu hoặc tái phát hoặc giám định tổng hợp) của người lao động;
(2) Văn bản đề nghị của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trong trường hợp chuyển hồ sơ đến Bộ Quốc phòng giới thiệu người lao động đi khám GĐYK;
(3) Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền hoặc của BHXH Bộ Quốc phòng theo mẫu quy định.
Ngoài các giấy tờ nêu trên, có thêm các giấy tờ sau:
(4) Biên bản điều tra TNLĐ;
(5) Bản chính giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án sau khi điều trị TNLĐ đối với trường hợp điều trị nội trú;
(6) Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ, thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
(7) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
(8) Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng.
(9) Bản sao sổ BHXH và bản chính hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định.
Quy trình giám định tai nạn lao động lần đầu của viên chức quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định như sau:
Quy trình, trách nhiệm giới thiệu giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Đối với người lao động: Nộp hồ sơ giám định theo hướng dẫn tại khoản 1 và điểm a khoản 4 (trừ khoản 3 Điều 13), hoặc điểm b khoản 4 (trừ khoản 5 Điều 14) hoặc điểm c, hoặc điểm d, hoặc điểm đ khoản 4 Điều 12 Thông tư này cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
2. Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương: Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ GĐYK theo quy định và chuyển hồ sơ lên cơ quan nhân sự cấp trên đến cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ.
3. Cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ: Tiếp nhận hồ sơ từ cơ quan nhân sự cấp dưới, thẩm định giới thiệu người lao động đi giám định theo thẩm quyền, hoặc chuyển hồ sơ đến BHXH Bộ Quốc phòng thẩm định, giới thiệu, sau đó nhận lại hồ sơ từ BHXH Bộ Quốc phòng để chuyển đến Hội đồng GĐYK theo giấy giới thiệu của BHXH Bộ Quốc phòng.
Như vậy, quy trình giám định tai nạn lao động lần đầu của viên chức quốc phòng gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: viên chức quốc phòng nộp hồ sơ giám định cho cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương.
Giai đoạn 2: Cơ quan nhân sự cấp trung đoàn và tương đương hoàn thiện hồ sơ GĐYK theo quy định và chuyển hồ sơ lên cơ quan nhân sự cấp trên đến cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ.
Giai đoạn 3: Cơ quan nhân sự đơn vị trực thuộc Bộ thẩm định giới thiệu người lao động đi giám định theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến BHXH Bộ Quốc phòng thẩm định, giới thiệu, sau đó nhận lại hồ sơ từ BHXH Bộ Quốc phòng để chuyển đến Hội đồng GĐYK theo giấy giới thiệu của BHXH Bộ Quốc phòng.
Thẩm quyền giới thiệu giám định tai nạn lao động cho viên chức quốc phòng bị tai nạn lao động lần đầu được quy định như thế nào?
Căn cứ điểm khoản 4 Điều 18 Thông tư 136/2020/TT-BQP thẩm quyền giới thiệu giám định tai nạn lao động như sau:
Quy trình, trách nhiệm giới thiệu giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
....
4. Thẩm quyền giới thiệu giám định Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định
a) Cơ quan nhân sự thẩm định hồ sơ báo cáo Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền giới thiệu đến Hội đồng GĐYK cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng (trừ Hội đồng GĐYK Bộ Quốc phòng, Hội đồng GĐYK BNN Bộ Quốc phòng, Hội đồng GĐYK Bệnh viện quân y 175) đối với người lao động có quân hàm Đại úy hoặc mức lương tương đương cấp Đại úy trở xuống khi bị TNLĐ lần đầu;
Như vậy, viên chức quốc phòng có quân hàm Đại úy hoặc mức lương tương đương cấp Đại úy trở xuống khi bị TNLĐ lần đầu sẽ được Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền giới thiệu đến Hội đồng GĐYK cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng để thực hiện việc GĐYK.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?