Viên chức quản lý, lãnh đạo không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công thì bị xử lý kỷ luật ra sao?
Các hình thức kỷ luật dành cho viên chức quy định ra sao?
Căn cứ, Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật dành cho viên chức như sau:
- Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Buộc thôi việc.
- Áp dụng đối với viên chức quản lý
+ Khiển trách.
+ Cảnh cáo.
+ Cách chức.
+ Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy bạn thấy rằng quy định của pháp luật chia ra hai trường hợp cụ thể:
Đầu tiên đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý sẽ có 3 hình thức kỷ luật bao gồm: khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc là hình thức kỷ luật cao nhất.
Thứ hai đối với viên chức quản lý sẽ áp dụng 3 hình thức kỷ luật bao gồm: khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi việc đối với viên chức.
Tóm lại, bạn đang là viên chức quản lý, điều hành cho nên sẽ có 4 hình thức kỷ luật dành cho bạn. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ hành vi vi phạm mà pháp luật quy định cụ thể từng trường hợp và có mức kỷ luật tương ứng dành cho viên chức.
Viên chức không hoàn thành nhiệm vụ
Mức độ của hành vi vi phạm được xác định ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về mức độ của hành vi vi phạm của viên chức như sau:
- Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
- Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy, bạn thấy rằng pháp luật quy định 4 mức độ rất rõ ràng dành cho từng hành vi cụ thể là ít nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng mà xem xét kỷ luật, xếp loại viên chức.
Thẩm quyền đánh giá viên chức thuộc về ai?
Căn cứ, Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đánh giá viên chức như sau:
- Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
- Đối với công chức
+ Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
+ Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.
- Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Như vậy bạn thấy rằng đối với thẩm quyền đánh giá viên chức căn cứ vào khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sử dụng kết quả đánh giá viên chức như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng kết quả đánh giá viên chức như sau:
“Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức.”
Như vậy bạn thấy rằng trường hợp của bạn sau khi được kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thì sẽ ảnh hướng rất nhiều đến tương lai làm việc của bạn sau này, Bởi những kết quả đánh giá, xem xét đó là tiêu chí để xếp loại chất lượng viên chức. Là căn cứ để nhà nước bố trí, sử dung đào đạo nuôi dưỡng và nâng ngạch, thăng hạn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?