Viên chức Hộ sinh hạng 4 tại các cơ sở y tế công lập phải tốt nghiệp cao đẳng Hộ sinh đúng không?
Tốt nghiệp cao đẳng ngành Hộ sinh có được đảm nhiệm chức danh viên chức Hộ sinh hạng 4 hay không?
Theo điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định như sau:
Hộ sinh hạng IV - Mã số: V.08.06.16
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp cao đẳng Hộ sinh.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh hộ sinh).
...
Theo đó, tốt nhiệp cao đẳng Hộ sinh là một trong những điều kiện về trình độ đào tạo đối với viên chức Hộ sinh hạng 4.
Viên chức Hộ sinh hạng 4 (Hình từ Internet)
Viên chức Hộ sinh hạng 4 có những nhiệm vụ gì trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng?
Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Hộ sinh hạng IV - Mã số: V.08.06.16
1. Nhiệm vụ:
a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:
Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;
Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;
Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, xử trí ban đầu, tiên lượng, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường cho bác sĩ điều trị và hộ sinh phụ trách, thực hiện y lệnh của bác sĩ và phối hợp với hộ sinh khác xử trí diễn biến bất thường;
Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng và phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu; phụ giúp bác sĩ và hộ sinh khác thực hiện kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh chuyên sâu theo y lệnh của bác sĩ và sự phân công của hộ sinh phụ trách;
Nhận định nhu cầu dinh dưỡng và thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;
Thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;
Ghi chép hồ sơ theo quy định;
Bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế được phân công phụ trách, phát hiện hỏng hóc kịp thời để đề nghị sửa chữa.
b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:
Lập kế hoạch khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
Lập kế hoạch khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh tại nhà;
Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh tại cộng đồng;
Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.
c) Sơ cứu, cấp cứu:
Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
Tổ chức, thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; kịp thời báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở y tế tuyến trên;
Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.
...
Theo đó, trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cộng đồng, viên chức Hộ sinh hạng 4 có những nhiệm vụ như sau:
- Lập kế hoạch khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;
- Lập kế hoạch khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh tại nhà;
- Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh tại cộng đồng;
- Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.
Viên chức Hộ sinh hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Theo khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:
Hộ sinh hạng IV - Mã số: V.08.06.16
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;
c) Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;
d) Có năng lực giao tiếp và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.
Theo đó, viên chức Hộ sinh hạng 4 phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;
- Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;
- Có năng lực giao tiếp và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?