Viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật theo nguyên tắc nào? Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ là bao lâu?
Viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014, có quy định về nguyên tắc xử lý kỷ luật như sau:
Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức, viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
3. Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
4. Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
5. Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức, viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật theo nguyên tắc sau:
- Khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng pháp luật.
- Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu công chức, viên chức có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm pháp luật và chịu hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
- Thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả của công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố xem xét tăng nặng hoặc giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.
- Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính thay cho hình thức kỷ luật.
- Cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của công chức, viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
Viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ bị xử lý kỷ luật theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ có hành vi vi phạm thì ai là người ra thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014, có quy định về thời hiệu xử lý kỷ luật như sau:
Thời hiệu xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến thời điểm Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 7 Quy chế này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật, thời điểm phát hiện công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật và thời hạn xử lý kỷ luật.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ có hành vi vi phạm thì Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Quy chế xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm Quyết định 326/QĐ-TTCP năm 2014, có quy định về thời hạn xử lý kỷ luật như sau:
Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức của cơ quan Thanh tra Chính phủ tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày Tổng Thanh tra Chính phủ hoặc Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ra quyết định xử lý kỷ luật.
Nếu vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 04 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
- Nguồn lực cho phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Sử dụng nguồn lực cho phòng thủ dân sự không đúng mục đích là hành vi vi phạm pháp luật?
- Giá gói thầu xây dựng bao gồm chi phí nào? Dự án đã được phê duyệt dự toán xây dựng công trình thì xác định dự toán gói thầu trên cơ sở nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trạng hư hỏng trang thiết bị trong lĩnh vực giáo dục mới nhất theo quy định?
- Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân có được thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể?