Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng là đơn vị thuộc Bộ nào? Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng là đơn vị thuộc Bộ nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 1085/QĐ-LĐTBXH năm 2013, có quy định như sau:
Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năng điều trị chỉnh hình, phục hồi chức năng; sản xuất, lắp ráp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho thương binh và người khuyết tật.
Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có tên giao dịch quốc tế là Institute of Orthopedics and Functional Rehabilitation.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng (Hình từ Internet)
Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 1085/QĐ-LĐTBXH năm 2013, có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng:
1. Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng;
2. Các tổ chức trực thuộc:
a) Phòng Tổ chức - Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch - Tài vụ;
c) Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình;
d) Khoa Phục hồi chức năng;
đ) Khoa Khám bệnh và cận lâm sàng;
e) Xưởng Chỉnh hình.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có cơ cấu tổ chức như sau:
- Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có Viện trưởng và một số Phó Viện trưởng;
- Các tổ chức trực thuộc:
+ Phòng Tổ chức - Hành chính;
+ Phòng Kế hoạch - Tài vụ;
+ Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình;
+ Khoa Phục hồi chức năng;
+ Khoa Khám bệnh và cận lâm sàng;
+ Xưởng Chỉnh hình.
Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quyết định 1085/QĐ-LĐTBXH năm 2013, có quy định về Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có nhiệm vụ như sau:
Viện Chỉnh hình - Phục hồi chức năng có nhiệm vụ:
1. Trình Bộ kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Điều trị phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng các dị tật, bệnh lý và di chứng chấn thương, vết thương cơ quan vận động.
3. Sản xuất, lắp ráp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho thương binh và người tàn tật vận động.
4. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình phục hồi chức năng, phổ biến cho các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành áp dụng.
5. Tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.
6. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng cho công chức, viên chức, người lao động của các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình - phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.
7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.
8. Hợp tác với tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định của Nhà nước và của Bộ.
9. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, theo quy định trên thì Viện Chỉnh hình Phục hồi chức năng có các nhiệm vụ như sau:
- Trình Bộ kế hoạch phát triển dài hạn và hàng năm của Viện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Điều trị phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng các dị tật, bệnh lý và di chứng chấn thương, vết thương cơ quan vận động.
- Sản xuất, lắp ráp chân, tay giả, dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp cho thương binh và người tàn tật vận động.
- Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình phục hồi chức năng, phổ biến cho các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành áp dụng.
- Tham gia hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng đối với các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.
- Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng cho công chức, viên chức, người lao động của các cơ sở, bệnh viện chỉnh hình - phục hồi chức năng thuộc Bộ, ngành.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác với tổ chức trong và ngoài nước về lĩnh vực chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định của Nhà nước và của Bộ.
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?