Việc xử lý tổn thất từ Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội là gì?
Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Rủi ro trong công tác chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH là xảy ra tổn thất về tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong quá trình tổ chức chi trả, bao gồm: Vận chuyển, chi trả, lưu tiền tại nơi chi trả và tại quỹ cơ quan BHXH.
2. Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ BHXH là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất về tiền có thể xảy ra trong công tác chi trả chế độ BHXH.
Như vậy, Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất về tiền có thể xảy ra trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội.
Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân rủi ro khách quan trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Nguyên nhân rủi ro khách quan được quy định tại Điều 4 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Nguyên nhân rủi ro khách quan
Nguyên nhân rủi ro khách quan được xác định khi các đơn vị, cá nhân thực hiện chi trả đã bố trí mọi biện pháp, phương tiện đảm bảo an toàn tiền mặt, bao gồm:
1. Tổn thất trong quá trình vận chuyển tiền trên đường có xảy ra sự cố do những nguyên nhân: Bị tai nạn, bị cướp, bị phá hoại, bị cháy, nổ, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác.
2. Két tiền để bảo quản tiền chi trả chế độ BHXH bị mất trộm, bị phá hoại, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác.
3. Tổn thất về tiền mặt tại nơi chi trả do bị trộm, cướp, bị cháy nổ, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác.
4. Các trường hợp rủi ro khách quan khác.
Như vậy, theo quy định, nguyên nhân rủi ro khách quan trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội được xác định khi các đơn vị, cá nhân thực hiện chi trả đã bố trí mọi biện pháp, phương tiện đảm bảo an toàn tiền mặt, bao gồm:
(1) Tổn thất trong quá trình vận chuyển tiền trên đường có xảy ra sự cố do những nguyên nhân: Bị tai nạn, bị cướp, bị phá hoại, bị cháy, nổ, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác.
(2) Két tiền để bảo quản tiền chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bị mất trộm, bị phá hoại, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác.
(3) Tổn thất về tiền mặt tại nơi chi trả do bị trộm, cướp, bị cháy nổ, thiên tai, chiến tranh, khủng bố hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác.
(4) Các trường hợp rủi ro khách quan khác.
Việc xử lý tổn thất từ Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xử lý tổn thất từ Quỹ Dự phòng rủi ro được quy định tại Điều 6 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014 như sau:
Nguyên tắc xử lý tổn thất từ Quỹ Dự phòng rủi ro
1. Chỉ xem xét, xử lý các khoản tổn thất do nguyên nhân khách quan đã có đủ bằng chứng hợp pháp tại thời điểm xử lý được quy định tại Khoản 1 Điều 11.
2. Việc xử lý tổn thất phải căn cứ vào thỏa thuận, hợp đồng, nguyên nhân phát sinh rủi ro phù hợp với Pháp luật và các quy định hiện hành.
3. Các khoản tổn thất do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý, bồi thường theo quy định của Pháp luật và các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký Hợp đồng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng với BHXH Việt Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản rủi ro do để xảy ra mất tiền trong quá trình tổ chức thực hiện chi trả dù bất kỳ trường hợp nào do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, trừ nguyên nhân bất khả kháng do thiên tai, chiến tranh hoặc khủng bố được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
5. Mọi khoản thu hồi được từ tổn thất sau khi được xử lý từ Quỹ Dự phòng rủi ro đều phải nộp về BHXH Việt Nam để hoàn lại Quỹ Dự phòng rủi ro.
Như vậy, theo quy định, việc xử lý tổn thất từ Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
(1) Chỉ xem xét, xử lý các khoản tổn thất do nguyên nhân khách quan đã có đủ bằng chứng hợp pháp tại thời điểm xử lý được quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế trích lập, quản lý và sử dụng Quỹ Dự phòng rủi ro trong công tác chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 669/QĐ-BHXH năm 2014.
(2) Việc xử lý tổn thất phải căn cứ vào thỏa thuận, hợp đồng, nguyên nhân phát sinh rủi ro phù hợp với Pháp luật và các quy định hiện hành.
(3) Các khoản tổn thất do các nguyên nhân chủ quan thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý, bồi thường theo quy định của Pháp luật và các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng.
(4) Đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam ký Hợp đồng chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng với bảo hiểm xã hội Việt Nam phải chịu trách nhiệm bồi thường các khoản rủi ro do để xảy ra mất tiền trong quá trình tổ chức thực hiện chi trả dù bất kỳ trường hợp nào do nguyên nhân chủ quan hay khách quan.
Trừ nguyên nhân bất khả kháng do thiên tai, chiến tranh hoặc khủng bố được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
(5) Mọi khoản thu hồi được từ tổn thất sau khi được xử lý từ Quỹ Dự phòng rủi ro đều phải nộp về bảo hiểm xã hội Việt Nam để hoàn lại Quỹ Dự phòng rủi ro.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá hợp đồng xây dựng theo đơn giá điều chỉnh được áp dụng cho gói thầu nào? Mức bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng?
- Đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất không?
- Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích đã được lập qua các thời kỳ thì có được tiếp tục được sử dụng không?
- Xây dựng công trình giao cắt với vùng nước cảng biển có phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải không?
- Đánh giá an toàn công trình là bước thứ mấy trong quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định?