Việc xử lý thừa tiền, thiếu tiền trong quá trình tiêu hủy tiền mặt tại Vụ Tài chính - Kế toán được quy định thế nào?
Thế nào là tiền tiêu hủy? Ai có thẩm quyền ra quyết định tiêu hủy tiền mặt?
Căn cứ theo nội dung tại Điều 1 Thông tư 03/2020/TT-NHNN về việc tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền bị tiêu hủy (tiền tiêu hủy) là tiền giấy (cotton, polymer) và tiền kim loại không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành.
Theo đó, thẩm quyền quyết định tiêu hủy tiền mặt được quy định tại Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-NHNN như sau:
Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tiền
1. Căn cứ số liệu tồn kho tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, tiền đình chỉ lưu hành tại Kho tiền Trung ương, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thời gian tiêu hủy tiền, số lượng, giá trị từng loại tiền tiêu hủy.
2. Hội đồng tiêu hủy tổ chức tiêu hủy tiền tại Cục Phát hành và Kho quỹ ở Hà Nội (sau đây gọi là Cụm tiêu hủy phía Bắc) và tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ ở thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Cụm tiêu hủy phía Nam).
Trường hợp cần thiết phải tổ chức tiêu hủy tiền tại cơ sở khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Như vậy, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-NHNN nêu trên thì thẩm quyền ra quyết định tiêu hủy tiền mặt thuộc về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Việc xử lý thừa tiền, thiếu tiền trong quá trình tiêu hủy tiền mặt tại Vụ Tài chính - Kế toán được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Tiêu hủy tiền mặt được dựa trên những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc tiêu hủy tiền mặt được quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2020/TT-NHNN. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc tiêu hủy tiền
1. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về tài sản và bí mật Nhà nước trong công tác tiêu hủy tiền.
2. Tiền tiêu hủy được kiểm đếm chọn mẫu làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy quyết định tỉ lệ kiểm đếm từng loại tiền trước khi tiêu hủy.
3. Tiêu hủy theo số tiền thực tế đã nhận từ Kho tiền Trung ương sau khi có kết quả kiểm đếm, phân loại của Hội đồng tiêu hủy.
4. Tiền sau khi đã tiêu hủy thành phế liệu phải bảo đảm không thể khôi phục để sử dụng lại như tiền.
Như vậy, hiện nay có 04 nguyên tắc cần tuân theo khi thực hiện công tác tiêu hủy tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Xử lý thừa tiền, thiếu tiền trong quá trình tiêu hủy tiền mặt tại Vụ Tài chính - Kế toán ra sao?
Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN về quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, dựa vào bảng tổng hợp số tiền thừa, thiếu trong quá trình kiểm đếm tiền tiêu hủy do Hội đồng tiêu hủy lập, Vụ Tài chính - Kế toán báo Có số tiền chênh lệch thừa/báo Nợ số tiền chênh lệch thiếu (đối với tiêu hủy tiền thuộc Quỹ dự trữ phát hành) về các đơn vị liên quan.
Cụ thể việc hạch toán được xác định tại Điều 27 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
STT | Trường hợp | Xử lý |
1 | Đối với đơn vị có chênh lệch thừa tiền | Nợ TK 40100101 - Tiền cotton phát hành Hoặc/và Nợ TK 40100102 - Tiền polymer phát hành Hoặc/và Nợ TK 40100200 - Tiền kim loại phát hành Có TK 602004 - Thanh toán liên chi nhánh Đồng thời căn cứ biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn do Hội đồng tiêu hủy gửi, xác định số chênh lệch thừa so với số tiền xuất ra ban đầu để lập phiếu hạch toán nhập ngoại bảng: Nợ TK 001005 - Tiền giao đi tiêu hủy (sổ theo dõi: Từng loại tiền giao đi tiêu hủy tương ứng) |
2 | Đối với đơn vị có chênh lệch thiếu tiền | Nợ TK 602004 - Thanh toán liên chi nhánh Có TK 40100101 - Tiền cotton phát hành Hoặc/và Có TK 40100102 - Tiền polymer phát hành Hoặc/và Có TK 40100200 - Tiền kim loại phát hành Đồng thời căn cứ biên bản xác nhận kết quả tiêu hủy hoàn toàn do Hội đồng tiêu hủy gửi, xác định số chênh lệch thiếu so với số tiền xuất ra ban đầu để lập phiếu hạch toán xuất ngoại bảng: Có TK 001005 - Tiền giao đi tiêu hủy (sổ theo dõi: Từng loại tiền giao đi tiêu hủy tương ứng) |
3 | Đối với số tiền còn đủ tiêu chuẩn lưu thông được chọn lọc qua kiểm đếm tiền tiêu hủy: Hội đồng tiêu hủy làm thủ tục xuất kho tiền tiêu hủy, nhập lại Quỹ dự trữ phát hành; căn cứ lệnh điều chuyển, biên bản giao nhận tiền giữa Hội đồng tiêu hủy và kho tiền Trung ương, bộ phận kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán | Nợ TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông Có TK 40100101 - Tiền cotton phát hành Hoặc/và Có TK 40100102 - Tiền polymer phát hành Hoặc/và Có TK 40100200 - Tiền kim loại phát hành Đồng thời lập phiếu hạch toán giảm tiền giao đi tiêu hủy tương ứng với số tiền nhập lại Quỹ dự trữ phát hành: Có TK 001005 - Tiền giao đi tiêu hủy (sổ theo dõi: Từng loại tiền giao đi tiêu hủy tương ứng) |
Như vậy, việc xử lý các trường hợp thừa tiền, thiếu tiền phát hiện trong quá trình tiêu hủy tiền mặt tại Vụ Tài chính - Kế toán được thực hiện theo những nội dung nêu trên trong từng trường hợp.
Thông tư 25/2022/TT-NHNN sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?