Việc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào?
Việc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 19/2023/TT-BYT quy định về nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế như sau:
Nguyên tắc và căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức (sau đây viết tắt là Nghị định số 62/2020/NĐ-CP).
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 62/2020/NĐ-CP.
3. Việc xác định vị trí việc làm bảo đảm không tăng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Liên hệ tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức như sau:
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức
1. Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
2. Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
4. Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
5. Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc xác định vị trị việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế phải đảm bảo các nguyeent ắc như sau:
- Tuân thủ các quy định của Đảng, của pháp luật về vị trí việc làm, quản lý, sử dụng biên chế công chức.
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức.
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức với sử dụng và quản lý biên chế công chức.
- Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và phù hợp với thực tiễn.
- Gắn tinh giản biên chế với việc cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong các cơ quan, tổ chức.
*Lưu ý: Việc xác định vị trí việc làm bảo đảm không tăng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế phải đảm bảo nguyên tắc như thế nào? (Hình từ internet)
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự phê duyệt vị trí việc làm
1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là bộ, ngành, địa phương) căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định này và văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về vị trí việc làm để xây dựng đề án vị trí việc làm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này để thẩm định.
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm, tổng hợp vị trí việc làm của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì trình tự phê duyệt vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 62/2020/NĐ-CP để thẩm định.
Bước 2: Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đề án vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế, tổng hợp vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế của các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương, trình cấp có thẩm quyền quyết định quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 62/2020/NĐ-CP.
Bước 3: Người đứng đầu bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành y tế trong các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Phân loại vị trí việc làm công chức chuyên ngành y tế thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định vị trí việc làm công chức chuyên ngành y tế được phân loại như sau:
- Phân loại theo khối lượng công việc
+ Vị trí việc làm do một người đảm nhiệm;
+ Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhiệm;
+ Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
- Phân loại theo tính chất, nội dung công việc
+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý;
+ Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành;
+ Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung (tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác);
+ Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
Thông tư 19/2023/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 22/12/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?