Việc xác định vị trí, mặt bằng lỗ khoan thăm dò nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu nào? Yêu cầu đối với cấu trúc lỗ khoan được quy định thế nào?
- Việc xác định vị trí, mặt bằng lỗ khoan thăm dò nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Yêu cầu đối với cấu trúc lỗ khoan thăm dò nước dưới đất được quy định thế nào?
- Phương pháp khoan thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Yêu cầu đối với thiết bị khoan thăm dò nước dưới đất được quy định thế nào?
Việc xác định vị trí, mặt bằng lỗ khoan thăm dò nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định về xác định vị trí, mặt bằng lỗ khoan như sau:
Yêu cầu thiết kế lỗ khoan
1. Xác định vị trí, mặt bằng lỗ khoan:
a) Việc xác định vị trí lỗ khoan phải căn cứ sơ đồ bố trí công trình được duyệt. Trong trường hợp vị trí đã xác định không đảm bảo cho thi công hoặc có vị trí khác đáp ứng tốt hơn mục đích điều tra, thăm dò thì được phép xác định lại vị trí nhưng phải đảm bảo không làm thay đổi nhiệm vụ của lỗ khoan;
b) Mặt bằng khoan phải đủ không gian bố trí thiết bị, tập kết vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu; hoạt động sản xuất của người lao động trên công trường; đảm bảo an toàn cho các công trình, vật kiến trúc và cảnh quan môi trường xung quanh; nền đất trên mặt bằng khoan phải thiết kế đảm bảo ổn định trong thi công, đáp ứng các điều kiện về thoát nước;
c) Trong phạm vi diện tích mặt bằng khoan, khoảng không phía trên phải đảm bảo cho tháp khoan hoạt động an toàn trong mọi trường hợp.
...
Theo đó, việc xác định vị trí, mặt bằng lỗ khoan thăm dò nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại khoản 1 Điều 6 nêu trên.
Khoan thăm dò nước dưới đất (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với cấu trúc lỗ khoan thăm dò nước dưới đất được quy định thế nào?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định về cấu trúc lỗ khoan như sau:
Yêu cầu thiết kế lỗ khoan
...
3. Cấu trúc lỗ khoan:
a) Các lỗ khoan trong đất đá ổn định, chiều sâu không quá 30m chỉ được thiết kế với một cấp đường kính;
b) Các lỗ khoan trong đất đá không ổn định, chiều sâu trên 30m được phép thiết kế nhiều hơn một cấp đường kính;
c) Đường kính kết thúc lỗ khoan điều tra, đánh giá và thăm dò nước dưới đất tối thiểu 76mm;
d) Các lỗ khoan có thiết kế thí nghiệm thấm trong đất đá bở rời hoặc đất đá nứt nẻ kém ổn định phải có kích thước tối thiểu bảo đảm chống được ống lọc có đường kính 91mm;
đ) Các lỗ khoan có thiết kế thí nghiệm thấm trong đất đá nứt nẻ, ổn định, đường kính đoạn thu nước của lỗ khoan tối thiểu phải đạt 91mm;
e) Đường kính lỗ khoan quan sát trong chùm thí nghiệm thấm và các lỗ khoan quan trắc phải đảm bảo chống được ống lọc có đường kính tối thiểu 40mm.
...
Theo đó, cấu trúc lỗ khoan thăm dò nước dưới đất phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại khoản 3 Điều 6 nêu trên.
Phương pháp khoan thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT về phương pháp khoan như sau:
Yêu cầu thiết kế lỗ khoan
...
7. Phương pháp khoan:
a) Khi lỗ khoan có yêu cầu lấy mẫu đất đá, thiết kế khoan phải lựa chọn phương pháp khoan xoay lấy mẫu. Phương pháp khoan lấy mẫu thiết kế phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất cơ lý của đất đá và làm rõ loại ống lấy mẫu, loại lưỡi khoan dự kiến sử dụng để đảm bảo mẫu lõi khoan lấy được đạt tỷ lệ không thấp hơn 65% đối với đất đá bở rời, 30-50% đối với cuội sỏi, 75% đối với đá cứng chắc, đồng thời đáp ứng yêu cầu sau:
- Trong địa tầng đất đá ổn định, đơn giản, dùng phương pháp khoan xoay tuần hoàn thuận, ống mẫu nòng đơn, dung dịch khoan có tỷ trọng nhỏ hơn 1,3g/cm3;
- Trường hợp đất đá mềm, bở rời liên kết yếu, dùng phương pháp khoan xoay tuần hoàn thuận, hiệp khoan ngắn kết hợp ống mẫu nòng đôi, dung dịch khoan có tỷ trọng lớn hơn 1,3g/cm3;
- Khi khoan qua đất đá nứt nẻ mạnh, dùng phương pháp khoan xoay tuần hoàn thuận, ống mẫu nòng đơn, dung dịch khoan có tỷ trọng nhỏ hơn 1,3g/cm3.
b) Khi lỗ khoan không có yêu cầu lấy mẫu đất đá, dùng phương pháp khoan xoay phá mẫu, sử dụng choòng khoan hoặc các dụng cụ phá mẫu kết hợp ống định tâm; dung dịch khoan có tỷ trọng trong khoảng từ lớn hơn 1,0g/cm3 đến nhỏ hơn 1,3g/cm3.
...
Theo quy định trên, phương pháp khoan thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng những yêu cầu được quy định tại khoản 7 Điều 6 nêu trên.
Yêu cầu đối với thiết bị khoan thăm dò nước dưới đất được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 8 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BTNMT quy định về thiết bị khoan như sau:
Yêu cầu thiết kế lỗ khoan
...
8. Thiết bị khoan:
a) Việc lựa chọn sử dụng máy khoan cố định hoặc máy khoan tự hành phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của dự án, phù hợp với điều kiện thi công;
b) Trong trường hợp phải thay thế, sửa đổi các chi tiết của thiết bị, cần đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương và không làm thay đổi tính năng kỹ thuật theo thiết kế của nhà sản xuất.
...
Như vậy, việc lựa chọn sử dụng máy khoan cố định hoặc máy khoan tự hành phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của dự án, phù hợp với điều kiện thi công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?