Việc xác định mùi của nước nhằm mục đích gì? Cách tiến hành xác định mùi của nước được quy định ra sao?
Việc xác định mùi của nước thực hiện như thế nào? Việc xác định mùi của nước nhằm mục đích gì?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9719:2013 (ASTM D 1292-10) về Chất lượng nước - Phương pháp xác định mùi của nước quy định như sau:
4. Tóm tắt phương pháp
4.1. Mẫu nước được pha loãng với nước không mùi đến độ pha loãng đạt được mùi nhẹ nhất mà vẫn nhận biết được chính xác mùi. Phép thử cần có ít nhất hai người thực hiện hoặc nhiều hơn. Một người tiến hành pha loãng và những người khác xác định cường độ mùi. Mẫu được thử theo nồng độ chất tạo mùi tăng dần, mặc dù không nhất thiết phải theo độ pha loãng liên tiếp, đến khi nhận biết được mùi. Người thực hiện phép thử chọn mẫu có mùi giữa ba bình, hai trong ba bình chứa nước không mùi. Mùi được đo không liên quan đến sự có mặt của chất huyền phù hoặc chất bất kì không tan trong mẫu. Thực tế, cần nhận thức là không có giá trị mùi tuyệt đối và phép thử chỉ được dùng để so sánh. Phép thử được tiến hành ở 40oC.
Theo đó, mẫu nước được pha loãng với nước không mùi đến độ pha loãng đạt được mùi nhẹ nhất mà vẫn nhận biết được chính xác mùi.
Phép thử cần có ít nhất hai người thực hiện hoặc nhiều hơn. Một người tiến hành pha loãng và những người khác xác định cường độ mùi. Mẫu được thử theo nồng độ chất tạo mùi tăng dần, mặc dù không nhất thiết phải theo độ pha loãng liên tiếp, đến khi nhận biết được mùi.
Người thực hiện phép thử chọn mẫu có mùi giữa ba bình, hai trong ba bình chứa nước không mùi. Mùi được đo không liên quan đến sự có mặt của chất huyền phù hoặc chất bất kì không tan trong mẫu. Phép thử được tiến hành ở 40oC.
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9719:2013 (ASTM D 1292-10) về Chất lượng nước - Phương pháp xác định mùi của nước quy định phép thử mùi của nước là nhằm đưa ra một phương pháp thử có thể lặp lại nhiều lần để xác định cường độ mùi trong nước phục vụ mục đích so sánh hoặc kiểm soát.
Việc xác định mùi của nước nhằm mục đích gì? Cách tiến hành xác định mùi của nước được quy định ra sao? (hình từ internet)
Những thiết bị, dụng cụ nào được dùng để xác định mùi của nước?
Tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9719:2013 (ASTM D 1292-10) về Chất lượng nước - Phương pháp xác định mùi của nước quy định những thiết bị, dụng cụ sau được dùng để xác định mùi của nước:
- Bể ổn nhiệt - khả năng giữ nhiệt ở 40oC ± 1oC.
- Bình mẫu, có nút thủy tinh - bình nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) thích hợp đối với mục đích này.
- Bình thủy tinh - 500ml, bình Erlenmeyer miệng rộng, có nút thủy tinh hoặc đậy bằng kính đồng hồ.
Cách tiến hành xác định mùi của nước được quy định ra sao?
Tại Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9719:2013 (ASTM D 1292-10) về Chất lượng nước - Phương pháp xác định mùi của nước có đề cập đến cách tiến hành xác định mùi của nước như sau:
Cách tiến hành
11.1. Sự lựa chọn độ pha loãng cho phép đo mùi phụ thuộc vào độ lớn của cường độ mùi theo Điều 10. Người xác định cường độ mùi trong phép thử sơ bộ phải đảm nhận vai trò chuẩn bị độ pha loãng cho người thử khác hoặc những người thử khác, chứ không tự mình thử. Độ pha loãng ban đầu phải chứa ít nhất 12,5 mL mẫu. Nếu cần pha loãng hơn, thêm nước không mùi vào dung dịch pha loãng ban đầu. Sử dụng các dung dịch pha loãng tiếp theo để tính.
11.2. Người chuẩn bị các dung dịch pha loãng phải mã hóa ba bình sạch không mùi cho phép thử, thêm khoảng nửa lượng mẫu ước lượng (phép thử sơ bộ) vào một trong các bình. Pha loãng các hàm lượng trong mỗi bình đến thể tích 200 mL bằng nước không mùi. Đậy nút mỗi bình và điều chỉnh nhiệt độ tới 40 oC trong bể ổn nhiệt. Lắc mạnh bình đã đậy nút và đưa các bình cho người thực hiện phép thử mùi. Khi đưa bình cho người làm phép thử, để các bình chứa mùi trên khay ở vị trí bất kỳ. Người thử mùi phải lắc mạnh bình một cách cẩn thận để tránh làm đổ dịch chứa. Bình phải được cầm ở đáy phẳng của bình và đặt ngón tay giữ nắp đậy hoặc nút trong quá trình lắc. Điều này làm giảm tối thiểu sự tích mùi ở gần chỗ mở nắp trước khi thực hiện phép thử. Lắc cho chất tạo mùi phân bố đều trong không gian hơi. Người thực hiện phép thử phải bỏ nút hoặc nắp đậy thủy tinh, đặt mũi trên miệng bình và thử mùi bằng động tác hít vào bình thường. Nếu người thử mùi không xác định được mùi, người pha loãng sau đó phải giảm độ pha loãng (tăng nồng độ) cho đến độ pha loãng mà có thể cảm nhận được mùi khi sử dụng quy trình pha loãng như trên. Người pha loãng phải ghi lại kết quả. Đưa mẫu cho người thử mùi với nồng độ nhìn chung tăng dần, nhưng không phải theo thứ tự trong một dãy với số các nồng độ cao dần. Thêm các bộ mẫu trắng, tất cả các bình chứa nước không mùi, và một số nồng độ thấp hơn trong suốt quá trình thử để loại trừ sự phỏng đoán hoặc đoán trước mức ngưỡng.
11.3. Nếu cảm nhận được mùi, người pha loãng phải đổ các bình và chuẩn bị hai mẫu trắng chứa nước không mùi và một bình pha loãng 200 mL có chứa một nửa lượng mẫu như trên ở 11.2. Lặp lại quy trình này cho đến khi người thử mùi không xác định được mùi. Lúc này người pha loãng chuẩn bị độ pha loãng ở mức có thể cảm nhận được thấp nhất và người thử mùi lặp lại phép thử. Nếu người thử mùi không thể khẳng định được kết quả mùi trong phép thử đầu tiên, thì người pha loãng phải tăng gấp đôi nồng độ mẫu đến khi cảm nhận mùi đạt được.
Như vậy, việc xác định mùi của nước được tiến hành như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?