Việc xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất được thực hiện thế nào? Thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ ổn định oxy hóa?
Việc xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất được thực hiện thế nào?
Việc xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8146:2013 (ASTM D 2274:2010) về Nhiên liệu chưng cất – Phương pháp xác định độ ổn định oxy hóa (Phương pháp tăng tốc) như sau:
(1) Một mẫu 350 mL nhiên liệu phần cất trung bình đã lọc được làm già hóa tại 95 oC (203 oF) trong 16 h bằng oxy được thổi qua mẫu với tốc độ 3 L/h.
(2) Sau khi già hóa, trước khi lọc, mẫu được làm nguội đến nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ phòng để thu được các chất không tan có thể lọc được.
Sau đó các chất không tan kết dính được lấy ra khỏi từ bình oxy hóa và dụng cụ thủy tinh bằng hỗn hợp ba dung môi.
(3) Cho hỗn hợp ba dung môi bay hơi để thu được lượng chất không tan kết dính.
Tổng các chất không tan kết dính và các chất không tan có thể lọc được được biểu thị bằng miligam trên 100 mL, và được báo cáo là tổng các chất không tan.
Việc xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Những thiết bị, dụng cụ nào được dùng để xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất?
Các thiết bị, dụng cụ dùng để xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8146:2013 (ASTM D 2274:2010) về Nhiên liệu chưng cất – Phương pháp xác định độ ổn định oxy hóa (Phương pháp tăng tốc) bao gồm:
(1) Bình oxy hóa, bằng thủy tinh boro silicat, bao gồm ống thử, ống ngưng, và ống cấp oxy.
(2) Bể gia nhiệt, có bộ điều khiển nhiệt cho môi trường chất lỏng, có khả năng duy trì nhiệt độ bể tại 95 oC ± 0,2 oC (203 oF ± 0,4 oF) và được lắp dụng cụ khuấy phù hợp để tạo nhiệt độ đồng đều trong cả bể.
Bể phải đủ lớn để có thể đặt chìm các bình oxy hóa với độ sâu khoảng 350 mm.
(3) Lưu lượng kế, có khả năng đo tốc độ oxy 3 L/h ± 0,3 L/h.
(4) Tủ sấy bộ lọc, có khả năng làm bay hơi dung môi an toàn ở 80 oC ± 2 oC (176 oF ± 4 oF) để sấy các vật liệu lọc.
(5) Tủ sấy dụng cụ thủy tinh, có khả năng sấy các dụng cụ thủy tinh ở 105 oC ± 5 oC (221 oF ± 9 oF).
(6) Hệ thống lọc.
(7) Màng lọc, màng lọc este xenlulo không có chất hoạt động bề mặt, có đường kính 47 mm, kích thước lỗ danh nghĩa 0,8 μm.
(8) Cốc bay hơi, loại cao, có mỏ, bằng thủy tinh boro silicat có dung tích 200 mL.
(9) Bếp điện phẳng, có khả năng gia nhiệt chất lỏng trong cốc bay hơi đến 135 oC (275 oF).
Có được dùng các bình nhựa để chứa mẫu thử nghiệm xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất không?
Việc lấy mẫu thử nghiệm được quy định tại tiểu mục 9.1 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8146:2013 (ASTM D 2274:2010) về Nhiên liệu chưng cất – Phương pháp xác định độ ổn định oxy hóa (Phương pháp tăng tốc) như sau:
Lấy mẫu
9.1. Mẫu phòng thử nghiệm được lấy theo TCVN 6777 (ASTM D 4057), hoặc ASTM D 4177 hoặc theo các tiêu chuẩn khác miễn là lấy được mẫu đại diện.
9.2. Tiến hành phân tích các mẫu nhiên liệu ngay sau khi nhận mẫu. Nếu không thể thực hiện phép thử mẫu nhiên liệu trong ngày thì phải phủ bằng khí trơ như nitơ không có oxy, argon, hoặc heli và bảo quản ở nơi có nhiệt độ không cao hơn 10 oC (50 oF) nhưng không thấp hơn điểm vẩn đục của mẫu nhiên liệu. (Cảnh báo – Không dùng các bình nhựa để chứa mẫu, vì có nguy cơ chiết các chất hóa dẻo. Nên chứa các mẫu trong các can kim loại đã được làm sạch trước theo TCVN 6777 (ASTM D 4057). Có thể dùng các bình bằng thủy tinh boro silicat nếu các bình được bọc hoặc đặt trong hộp để tránh ánh sáng. Không dùng các bình thủy tinh kiềm.
9.3. Mẫu thử - Chia mẫu phòng thử nghiệm đến cỡ mẫu thử (khoảng 400 mL cho mỗi phép xác định) phụ thuộc vào cỡ mẫu nhận được từ phòng thử nghiệm. Nếu mẫu phòng thử nghiệm được bảo quản trong bồn chứa, phuy hoặc can 19 L (5 gal) hoặc can lớn hơn thì áp dụng qui trình thích hợp nêu trong TCVN 6777 (ASTM D 4057). Khuấy kỹ các mẫu phòng thử nghiệm nhỏ hơn bằng cách lắc, xoay tròn, hoặc theo cách khác trước khi chia mẫu bằng cách rút, sử dụng pipet hoặc bằng các dụng cụ khác. Trước khi sử dụng, các dụng cụ như ống lấy mẫu, bẫy lấy mẫu, cốc đựng hoặc các dụng cụ khác sẽ tiếp xúc với mẫu phòng thử nghiệm cần được rửa sạch bằng hỗn hợp ba dung mỗi và tráng bằng một phần mẫu. Đối với các mẫu được lưu giữ ở nhiệt độ dưới 10 °C (50 °F), trước khi khuấy và tiến hành chia mẫu, cần để mẫu ấm lên đến nhiệt độ phòng để sáp đó tách ra có thể tan trở lại và độ nhớt của mẫu giảm đến điểm cho phép khuấy hiệu quả.
Như vậy, theo quy định, không được dùng các bình nhựa để chứa mẫu thử nghiệm xác định độ ổn định oxy hóa của nhiên liệu chưng cất vì có nguy cơ chiết các chất hóa dẻo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?