Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì?
- Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì?
- Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử là gì?
- Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử được thực hiện như thế nào?
Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì?
Hoạt động được cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử được quy định tại Điều 6 Nghị định 137/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
1. Cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử các hoạt động bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra theo lộ trình và kế hoạch phù hợp.
Trường hợp hoạt động có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về cơ yếu.
2. Xây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là bộ, ngành), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trong đó phải có các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp để đưa hoạt động của cơ quan nhà nước hướng tới thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử, tối thiểu phải bao gồm các lĩnh vực hoạt động: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra thanh tra;
b) Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch 5 năm, kế hoạch hằng năm về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử các hoạt động bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra theo lộ trình và kế hoạch phù hợp.
Lưu ý: Trường hợp hoạt động có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và pháp luật về cơ yếu.
Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì? (Hình từ Internet)
Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử là gì?
Các yêu cầu cơ bản đối với hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 137/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Bảo đảm phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và Khung Kiến trúc Chính phủ cấp bộ, cấp tỉnh;
- Bảo đảm khả năng tích hợp, liên thông, chia sẻ, sử dụng và sử dụng lại thông tin, dữ liệu;
- Bảo đảm tính xác thực, tin cậy, toàn vẹn và khả năng dễ tiếp cận, truy cập, sử dụng liên tục, ổn định;
- Cho phép kiểm tra, kiểm chứng thông tin, dữ liệu phục vụ công tác báo cáo, liên thông nghiệp vụ và đáp ứng các yêu cầu khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền khi được yêu cầu;
- Bảo đảm khả năng phát triển, nâng cấp, mở rộng theo nhu cầu của thực tiễn;
- Bảo đảm các yêu cầu theo pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng;
- Bảo đảm các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử được thực hiện như thế nào?
Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử được quy định tại Điều 7 Nghị định 137/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử:
+ Tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân được biết;
+ Thiết lập các kênh giao tiếp trên môi trường điện tử và ban hành quy chế hoạt động để tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Phải thông báo kết quả xử lý yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử thông qua các phương tiện điện tử, các kênh giao tiếp, trừ trường hợp pháp luật quy định khác hoặc theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
- Kênh giao tiếp của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử bao gồm các kênh sau:
+ Kênh cung cấp thông tin và kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử;
+ Cổng Dịch vụ công quốc gia;
+ Các kênh giao tiếp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Các kênh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và Cổng Dịch vụ công quốc gia phải bảo đảm khả năng kết nối, tích hợp để sử dụng dịch vụ bằng tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập.
Việc sử dụng tài khoản đăng nhập trên kênh giao tiếp của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước phải đảm bảo điều gì?
- Mức tiền thưởng định kỳ 2025 theo Nghị Định 73 là bao nhiêu? Chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 ra sao?
- Quỹ tiền thưởng hằng năm theo Nghị định 73/2024 được tính như thế nào? Quy trình, thủ tục xét thưởng ra sao?
- Mức tiền thưởng Tết Dương lịch của viên chức, người lao động tại các doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Tải về 2 mẫu biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu thông dụng? Hồ sơ, tài liệu là gì? Khi nào cần bàn giao hồ sơ, tài liệu?