Việc triển khai thi hành án tử hình đối với người bị thi hành án tử hình là phụ nữ được thực hiện như thế nào?
Việc triển khai thi hành án tử hình đối với người bị thi hành án tử hình là phụ nữ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc do Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Y tế - Bộ Ngoại giao - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Triển khai việc thi hành án tử hình
1. Căn cứ vào kế hoạch thi hành án tử hình của Hội đồng thi hành án tử hình, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập kế hoạch triển khai việc thi hành án tử hình, phân công, bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để bảo đảm cho việc thi hành án tử hình.
2. Phân công cán bộ chuyên môn thực hiện việc thi hành án tử hình:
a) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phân công cán bộ thi hành án xác định tĩnh mạch; bác sỹ pháp y của Công an cấp tỉnh, đơn vị Quân đội cấp quân khu bộc lộ tĩnh mạch của người bị thi hành án tử hình trong trường hợp không xác định được tĩnh mạch;
b) Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình có văn bản đề nghị Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án tử hình cử bác sỹ của bệnh viện trực thuộc đến địa điểm thi hành án để hướng dẫn cán bộ thi hành án bộc lộ tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết.
3. Trường hợp người bị thi hành án tử hình là phụ nữ thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ để đưa bản án tử hình ra thi hành, Hội đồng thi hành án tử hình phải yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất người bị kết án tử hình đến bệnh viện thuộc Sở Y tế hoặc bệnh viện cấp quân khu, nơi đang giam giữ người bị kết án tử hình để kiểm tra, xác định xem người bị kết án tử hình có thai hay không. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản và có xác nhận của bệnh viện nơi tiến hành kiểm tra, xác định.
Như vậy, trường hợp người bị thi hành án tử hình là phụ nữ thì ngay sau khi nhận đủ hồ sơ để đưa bản án tử hình ra thi hành, Hội đồng thi hành án tử hình phải:
+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra lệnh trích xuất người bị kết án tử hình đến bệnh viện thuộc Sở Y tế hoặc bệnh viện cấp quân khu, nơi đang giam giữ người bị kết án tử hình để kiểm tra, xác định xem người bị kết án tử hình có thai hay không.
+ Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản và có xác nhận của bệnh viện nơi tiến hành kiểm tra, xác định.
+ Nếu người bị thi hành án tử hình là phụ nữ đang mang thi thì sẽ thuộc vào trường hợp được hoãn thi hành án tử hình theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC.
Triển khai thi hành án tử hình (Hình từ Internet)
Người bị thi hành án tử hình được hoãn thi hành án tử hình trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định việc hoãn thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019.
Các trường hợp được hoãn thi hành án tử hình theo Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 bao gồm:
- Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người đủ 75 tuổi trở lên;
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
- Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
- Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Ai có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thi hành án tử hình?
Căn cứ vào Điều 6 Thông tư 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch thi hành án tử hình
1. Ngay sau khi ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phân công cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xây dựng kế hoạch thi hành án tử hình. Kế hoạch thi hành án tử hình bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tình hình có liên quan đến việc tổ chức thi hành án tử hình;
b) Mục đích, yêu cầu;
c) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Hội đồng thi hành án tử hình;
d) Thời gian, địa điểm tổ chức thi hành án tử hình;
đ) Dự trù kinh phí thi hành án tử hình, các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho việc thi hành án;
e) Tổ chức thực hiện việc thi hành án tử hình.
2. Kế hoạch thi hành án tử hình phải được gửi ngay cho các thành viên Hội đồng thi hành án tử hình.
Như vậy, ngay sau khi ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình, Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình phân công cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xây dựng kế hoạch thi hành án tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
- Ất Tỵ là gì? Tại sao gọi là năm Ất Tỵ? Tết Âm lịch năm Ất Tỵ bắn pháo hoa bao nhiêu phút? Bắn ở đâu?
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán 2025 đơn giản, đẹp? Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết 2025 Ất Tỵ ý nghĩa?
- Mẫu biên bản thỏa thuận công việc mới nhất? Người lao động có được tự do lựa chọn việc làm không?