Việc tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp phải thực hiện sát hạch trong trường hợp nào?
Việc tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp phải thực hiện sát hạch trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức, thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 533/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:
Các trường hợp tiếp nhận phải sát hạch và không phải sát hạch khi thực hiện tiếp nhận
1. Trường hợp người có nguyện vọng tiếp nhận đang công tác tại vị trí việc làm tương đương với vị trí việc làm cần tiếp nhận hoặc đã từng có ít nhất 03 năm công tác tại vị trí việc làm tương đương với vị trí việc làm cần tiếp nhận (nếu thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn) thì không phải sát hạch khi thực hiện tiếp nhận.
Quy trình tiếp nhận đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
2. Người có nguyện vọng tiếp nhận không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải sát hạch trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện tiếp nhận.
Quy trình tiếp nhận đối với trường hợp này thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định thì việc tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp phải thực hiện sát hạch nếu không thuộc các trường hợp sau:
(1) Đang công tác tại vị trí việc làm tương đương với vị trí việc làm cần tiếp nhận
(2) Đã từng có ít nhất 03 năm công tác tại vị trí việc làm tương đương với vị trí việc làm cần tiếp nhận (nếu thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn).
Việc tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp phải thực hiện sát hạch trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng sát hạch để tiếp nhận công chức vào công tác tại Bộ Tư pháp bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức, thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 533/QĐ-BTP năm 2020 quy định quy trình tiếp nhận công chức đối với trường hợp phải sát hạch như sau:
Quy trình tiếp nhận đối với trường hợp phải sát hạch
1. Trên cơ sở hồ sơ nhân sự đơn vị đã kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Điều 5, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ phụ trách xem xét, quyết định thành lập Hội đồng sát hạch.
a) Thành phần Hội đồng gồm 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng hoặc 01 Thứ trưởng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ;
- Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức của Vụ Tổ chức cán bộ;
- Các Ủy viên khác: Đại diện Đảng ủy Bộ, Lãnh đạo đơn vị có nhu cầu tiếp nhận, Lãnh đạo một số đơn vị có liên quan đến vị trí việc làm có nhu cầu tiếp nhận.
...
Như vậy, thành phần của Hội đồng sát hạch gồm có:
(1) Chủ tịch Hội đồng;
(2) Phó Chủ tịch Hội đồng;
(3) Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng;
(4) Các Ủy viên khác.
Việc sát hạch về trình độ hiểu biết chung bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy chế tiếp nhận công chức, tiếp nhận không qua thi tuyển vào công chức, thu hút sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ vào công tác tại Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 533/QĐ-BTP năm 2020 quy định quy trình tiếp nhận công chức đối với trường hợp phải sát hạch như sau:
Quy trình tiếp nhận đối với trường hợp phải sát hạch
...
2. Nội dung, hình thức sát hạch:
a) Sát hạch về trình độ hiểu biết chung
- Hình thức: Phỏng vấn (15 - 30 phút).
- Nội dung: Thí sinh được bốc thăm câu hỏi ngẫu nhiên để kiểm tra trình độ hiểu biết về tình hình đất nước, công tác tư pháp, một số lĩnh vực cụ thể: Tổ chức bộ máy Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, đơn vị đăng ký dự tuyển; quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, những việc cán bộ, công chức không được làm; quy định của pháp luật liên quan về phòng, chống, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- Các thành viên Hội đồng chấm điểm độc lập.
b) Sát hạch về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Hình thức: Phỏng vấn (30 - 45 phút).
- Nội dung: Thí sinh được bốc thăm câu hỏi ngẫu nhiên để kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn.
- Các thành viên Hội đồng chấm điểm độc lập.
3. Hội đồng sát hạch tổ chức sát hạch đối với người đăng ký tiếp nhận trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Hội đồng sát hạch được thành lập.
...
Như vậy, nội dung sát hạch về trình độ hiểu biết chung bao gồm:
(1) Tổ chức bộ máy Nhà nước;
(2) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, đơn vị đăng ký dự tuyển;
(3) Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức, những việc cán bộ, công chức không được làm;
(4) Quy định của pháp luật liên quan về phòng, chống, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?