Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần, hàng năm được pháp luật quy định như thế nào?

Tôi vừa mới thiết kế, lắp đặt xong cho trạm bơm nước chữa cháy. Tôi muốn biết về tình hình kiểm tra cũng như bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy có được pháp luật quy định không? Nếu có hãy cho tôi biết căn cứ pháp lý theo quy định pháp luật mới nhất. Xin cảm ơn!

Hàng tuần sẽ kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy như thế nào?

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA quy định như sau:

"4.1. Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần
4.1.1. Tiến hành công tác kiểm tra trực quan như sau:
4.1.1.1. Tình trạng nhà bơm
- Nhiệt độ không thấp hơn 4,4°C với phòng có bơm diesel không có bộ làm nóng động cơ.
- Ống thông gió tự do, không bị cản trở.
4.1.1.2. Tình trạng hệ thống bơm
- Van dự phòng, đầu ra và đầu hút bơm được mở hoàn toàn.
- Đường ống không bị rò rỉ.
- Thông số đo áp lực đường hút bình thường.
- Thông số đo áp lực đường hệ thống bình thường.
- Nguồn dự trữ đầy bể.
- Màn lọc đầu hút nước không bị che và được đặt đúng chỗ.
4.1.1.3. Tình trạng hệ thống điện
- Đèn báo bộ điều khiển (báo có nguồn) đang sáng.
- Đèn báo công tắc chuyển giao bình thường đang sáng.
- Công tắc cô lập đang đóng nguồn dự phòng (khẩn cấp).
- Đèn báo đảo pha đang tắt hoặc đèn báo đổi pha bình thường đang bật.
- Mức dầu trong cửa quan sát dầu của động cơ trục đứng đang bình thường.
4.1.1.4. Tình trạng hệ thống động cơ diesel
- Bình nhiên liệu đầy hai phần ba.
- Công tắc chọn bộ điều khiển đang ở trạng thái tự động.
- Thông số điện áp trên ắc quy bình thường.
- Thông số dòng nạp ắc quy bình thường.
- Đèn báo ắc quy đang bật hoặc đèn báo sự cố ắc quy đang tắt.
- Tất cả các đèn báo động đều tắt.
- Bộ đo thời gian chạy động cơ đang đọc.
- Mức dầu trên bộ truyền động bánh răng vuông góc đang bình thường.
- Mức dầu trên vỏ động cơ bình thường.
- Mức nước làm mát bình thường.
- Mức điện giải trong ắc quy bình thường.
- Vỏ ắc quy không bị ăn mòn.
4.1.2. Tiến hành công tác kiểm nghiệm như sau
4.1.2.1. Kiểm nghiệm hoạt động không tải của máy bơm nước chữa cháy bằng cách khởi động bơm theo dạng tự động hoặc bằng tay
- Bơm điện tối thiểu 10 phút/lần/tuần.
- Bơm diesel tối thiểu 30 phút/lần/tuần.
4.1.2.2. Tiến hành giám sát trực quan hoặc điều chỉnh như nêu trong danh sách dưới đây khi bơm đang chạy cho phù hợp
- Quy trình với hệ thống bơm:
Ghi nhận thông số áp lực đầu ra và đầu hút của hệ thống
Kiểm tra độ kín các vị trí khớp nối
Điều chỉnh chốt đệm nếu cẩn
Kiểm tra độ rung hay tiếng ồn bất thường
Kiểm tra nhiệt độ làm việc của hộp bao, ổ trục hoặc vỏ bơm
Ghi nhận áp lực khởi động bơm
- Quy trình với hệ thống điện:
Giám sát thời gian động cơ cần để gia tốc đến hết tốc lực
Ghi nhận thời gian bộ điều khiển dừng ở bước đầu (với trường hợp khởi động khi giảm áp hoặc giảm dòng)
Ghi nhận thời gian bơm chạy sau khởi động (với bộ điều khiển ngừng tự động)
- Quy trình với hệ thống động cơ diesel:
Giám sát thời gian động cơ khởi động
Giám sát thời gian động cơ đạt tốc độ vận hành
Định kỳ giám sát số đo áp lực dầu của động cơ, chỉ số tốc độ, nước, và các thông số về nhiệt độ dầu khi động cơ đang vận hành
Ghi nhận các điểm bất thường
Kiểm tra lưu lượng nước lạnh trong bộ trao đổi nhiệt."

Như vậy, sẽ tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy theo quy định pháp luật nêu trên.

Trạm bơm nước chữa cháy

Trạm bơm nước chữa cháy

Pháp luật quy định như thế nào về việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng năm

Căn cứ theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA quy định cụ thể:

"4.2. Kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng năm
4.2.1. Kiểm tra cụm bơm nước chữa cháy dựa trên lưu lượng nước tối thiểu, lưu lượng nước định mức và tối đa của bơm bằng cách kiểm soát lượng nước đưa ra qua thiết bị kiểm nghiệm tiêu chuẩn.
4.2.2. Tiến hành công tác giám sát trực quan, đo lường, và điều chỉnh nêu trong danh sách dưới đây cho phù hợp khi bơm đang vận hành và lưu chuyển nước với tình trạng đầu ra như sau:
4.2.2.1. Kiểm tra tình trạng không có nước (ngưỡng tối đa): hoạt động xả nước của van xả dòng, hoạt động của van xả áp lực (nếu có lắp đặt) xem có đúng hay không, tiếp tục kiểm nghiệm trong 0,5 giờ.
4.2.2.2. Kiểm tra với từng tình trạng lưu lượng nước: ghi nhận điện áp và cường độ dòng điện của động cơ điện, ghi nhận tốc độ bơm, ghi nhận thông số đồng thời (tương đối) của áp lực đầu ra và đầu hút, lưu lượng xả của bơm.
4.2.2.3. Đối với các hệ thống lắp đặt có van xả áp lực, phải giám sát kỹ hoạt động của van xả trong mọi tình trạng lưu lượng.
4.2.2.4. Đối với các hệ thống lắp đặt có công tắc chuyển giao tự động, thì phải tiến hành công tác kiểm nghiệm sau đây để đảm bảo thiết bị bảo vệ chống quá dòng (như là cầu chì hay cầu dao) không hở:
- Giả lập một tình huống có sự cố điện khi bơm đang vận hành ở mức tải tối đa;
- Đảm bảo công tắc chuyển giao chuyển nguồn sang nguồn điện thay thế;
- Đảm bảo bơm tiếp tục vận hành tại mức tải tối đa;
- Kết thúc tình huống giả lập sự cố và kiểm tra để đảm bảo bơm kết nối lại với nguồn điện thông thường sau một khoảng trễ.
4.2.2.5. Giả lập tình trạng báo động bằng cách kích hoạt mạch báo động tại các vị trí cảm ứng báo động và phải giám sát hoạt động của tất cả các thiết bị báo động cục bộ hoặc từ xa."

Do đó, hàng năm khi tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy phải thực hiện theo đúng quy định.

Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy theo quy định pháp luật

Căn cứ theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2020/BCA quy định cụ thể:

"4.3. Kết quả kiểm tra bảo dưỡng
4.3.1. Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá phần bơm
Cụm bơm vẫn hoạt động tốt nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây trong khi kiểm nghiệm:
- Kết quả khớp với đường đặc tuyến kiểm thử nghiệm thu thực tế ban đầu chưa điều chỉnh.
- Bơm nước chữa cháy có kết quả về đặc tính hiệu suất khớp với thông số ghi trên nhãn tên của bơm.
Nếu bơm bị giảm hơn 5% áp lực so với đường đặc tuyến kiểm thử nghiệm thu ban đầu chưa điều chỉnh hoặc so với nhãn tên thì phải điều tra để tìm ra nguyên nhân giảm hiệu suất.
4.3.2. Kết quả kiểm nghiệm và đánh giá phần động cơ
Thông số cường độ dòng điện và điện áp, nếu có tích không vượt quá tích của điện áp định mức và cường độ dòng toàn tải định mức nhân với hệ số dịch vụ động cơ cho phép, thì sẽ được xem là có thể chấp nhận. Thông số điện áp của động cơ trong vòng 5% dưới hoặc 10% trên điện áp định mức (ghi trên nhãn tên) sẽ được xem là có thể chấp nhận.
4.3.3. Bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy
Phải xây dựng một kế hoạch bảo dưỡng định kỳ tất cả các thiết bị, thành phần của trạm bơm nước chữa cháy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu nhà sản xuất không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào về công tác bảo dưỡng định kỳ, thì thực hiện theo Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn này.
Đơn vị quản lý vận hành công trình phải lập hồ sơ, phiếu theo dõi công tác kiểm tra bảo dưỡng, vận hành định kỳ trạm bơm nước chữa cháy theo quy định."

Như vậy, sau khi kiểm tra, bảo dưỡng sẽ có kết quả phù hợp và thỏa mãn các điều kiện nêu trên.

Trạm bơm nước chữa cháy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
QCVN 02:2020/BCA về trạm bơm nước chữa cháy? Các quy định chung về trạm bơm nước chữa cháy là gì?
Pháp luật
Trạm bơm nước chữa cháy có thể được đặt chung với máy bơm nước sinh hoạt trong tòa nhà chung cư hay không?
Pháp luật
Van an toàn cho bơm được lắp cho các bơm nước chữa cháy nào? Lắp đặt van an toàn cho bơm ra sao?
Pháp luật
Vị trí đặt trạm bơm nước chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy ra sao?
Pháp luật
Công tác nghiệm thu trạm bơm nước chữa cháy kết thúc thì lập biên bản, báo cáo thử nghiệm và hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị trạm bơm nước chữa cháy như thế nào?
Pháp luật
Việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng trạm bơm nước chữa cháy hàng tuần, hàng năm được pháp luật quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trạm bơm nước chữa cháy
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,829 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trạm bơm nước chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trạm bơm nước chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào