Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Có thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức đang làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo không?
- Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm gì trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ?
Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 2 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP quy định về nguyên tắc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Nguyên tắc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
1. Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bắt buộc áp dụng đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi.
2. Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức; làm từng bước, không gây mất đoàn kết, không làm xáo trộn, đình trệ hoạt động của các vụ, cục, đơn vị.
Như vậy, theo quy định thì việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bắt buộc áp dụng đối với tất cả công chức đang làm việc ở vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi.
(2) Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác phải khách quan, khoa học và hợp lý, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của công chức;
Làm từng bước, không gây mất đoàn kết, không làm xáo trộn, đình trệ hoạt động của các vụ, cục, đơn vị.
Việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ phải đảm bảo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Có thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức đang làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo không?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP quy định về những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi vị trí công tác như sau:
Những trường hợp chưa hoặc không chuyển đổi
1. Những trường hợp sau đây đã đến thời hạn chuyển đổi nhưng chưa thực hiện chuyển đổi; việc chuyển đổi được thực hiện khi không còn lý do để chưa chuyển đổi:
a) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
c) Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc cử đi biệt phái;
d) Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức, viên chức nữ;
đ) Cán bộ, công chức đang làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Không thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác còn lại dưới 18 tháng trước khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Như vậy, đối với trường hợp công chức đang làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo thì chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác.
Việc chuyển đổi vị trí công tác sẽ được thực hiện khi công chức không còn làm trưởng đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm gì trong việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Quy định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1681/2009/QĐ-TTCP quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Các vụ, cục, đơn vị:
a) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện và tổ chức thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ giữa các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trong nội bộ đơn vị; đề xuất danh sách cán bộ, công chức, viên chức chuyển đổi vị trí công tác sang các đơn vị khác thuộc Thanh tra Chính phủ;
b) Trường hợp các đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí khác của đơn vị thì trong kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác của đơn vị cần nêu rõ và đề xuất hướng xử lý (chưa chuyển đổi hoặc phương án thay thế khi chuyển đổi);
c) Chậm nhất là ngày 01 tháng 11 hàng năm, các vụ, cục, đơn vị phải báo cáo Tổng Thanh tra (qua Vụ Tổ chức cán bộ) việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ trong năm và xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ năm tới.
2. Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của các vụ, cục, đơn vị.
b) Căn cứ đề xuất của các vụ, cục, đơn vị, trình Tổng Thanh tra quyết định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với cán bộ, công chức, viên chức từ đơn vị này sang đơn vị khác trong Thanh tra Chính phủ.
c) Giúp Tổng Thanh tra tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Bộ Nội vụ trước ngày 01 tháng 12 hàng năm theo quy định.
Như vậy, theo quy định thì Vụ Tổ chức cán bộ có những trách nhiệm sau:
(1) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của các vụ, cục, đơn vị.
(2) Căn cứ đề xuất của các vụ, cục, đơn vị, trình Tổng Thanh tra quyết định chuyển đổi vị trí công tác theo định kỳ đối với công chức từ đơn vị này sang đơn vị khác trong Thanh tra Chính phủ.
(3) Giúp Tổng Thanh tra tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện gửi Bộ Nội vụ trước ngày 01 tháng 12 hàng năm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?