Việc thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện có thể kéo dài bao nhiêu ngày?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau báo cáo thử nghiệm công suất cuối cùng đối với tính năng của hệ thống quang điện gồm những hạng mục nào? Việc thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện có thể kéo dài bao nhiêu ngày? Câu hỏi của anh Y.P.A đến từ TP.HCM.

Việc lập tài liệu quy trình thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện được khuyến cáo như thế nào?

Căn cứ tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13083-2:2020 (IEC TS 61724-2:2016) về Tính năng của hệ thống quang điện - Phần 2: Phương pháp đánh giá công suất:

Theo đó, việc lập tài liệu quy trình thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện được khuyến cáo bao gồm các phần sau:

- Mục đích;

- Các giá trị mục tiêu và cơ sở bao gồm việc xác định ranh giới hệ thống dự kiến và ranh giới thử nghiệm có liên quan;

- Trình tự thử nghiệm;

- Các bên tham gia thử nghiệm và các vai trò, trách nhiệm tương ứng đối với mô tả chị tiết việc lắp đặt, vận hành, và phân tích dữ liệu, bao gồm trách nhiệm về:

+ Hiệu chuẩn;

+ Làm sạch các cảm biến;

+ Làm sạch dàn;

+ Phát hiện các vấn đề hệ thống;

+ Giải quyết các vấn đề hệ thống;

+ Xác định các cắt giảm điện năng (nếu có);

+ Phân tích dữ liệu;

+ Viết/rà soát lại báo cáo cuối cùng;

+ Các vai trò liên quan khác.

- Các yêu cầu vận hành nhà máy bao gồm việc làm sạch, kiểm tra bằng chứng về sự tương tác với chim muông, động vật, sự tích tụ rác thải, gạch đá vụn, v.v....

- Thiết bị đo;

- Phân tích độ không đảm bảo đo trước thử nghiệm;

- Các phương pháp chi tiết về xử lý dữ liệu và rút gọn dữ liệu;

- Các tiêu chí đối với một thử nghiệm thành công;

- Các tờ thông số kỹ thuật của phương tiện, dụng cụ và các giấy chứng nhận hiệu chuẩn;

- Dữ liệu khí tượng lịch sử tham chiếu và/hoặc tệp điện tử.

Việc thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện có thể kéo dài bao nhiêu ngày?

Theo quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13083-2:2020 (IEC TS 61724-2:2016) về Tính năng của hệ thống quang điện - Phần 2: Phương pháp đánh giá công suất thì

Khuyến cáo rằng thử nghiệm nên bao gồm dữ liệu từ ít nhất hai ngày nếu thu được dữ liệu đủ ổn định.

Thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện có thể được kéo dài bảy ngày hoặc dài hơn nếu muốn đánh giá độ lặp lại hoặc nếu thời tiết không ổn định.

Tiêu chí lọc để lựa chọn các khoảng thời gian tương đối ổn định được trình bày trong Điều 6.

Thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện có thể được hoàn thiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, mặc dù độ lệch so với các điều kiện chuẩn và các ảnh hưởng của góc tới khác nhau có thể làm tăng độ không đảm bảo đo vào một số thời điểm trong năm.

Photovoltaic system performance

Việc thử nghiệm công suất đối với tính năng của hệ thống quang điện có thể kéo dài bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Báo cáo thử nghiệm công suất cuối cùng đối với tính năng của hệ thống quang điện gồm những hạng mục nào?

Báo cáo thử nghiệm công suất cuối cùng đối với tính năng của hệ thống quang điện phải bao gồm quy trình thử nghiệm (trình bày rõ ràng hoặc bằng cách tham chiếu) và các hạng mục được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13083-2:2020 (IEC TS 61724-2:2016) về Tính năng của hệ thống quang điện - Phần 2: Phương pháp đánh giá công suất; cụ thể như sau:

1. Mô tả bên thực hiện thử nghiệm;

2. Mô tả hiện trường cần thử nghiệm, bao gồm vĩ độ, kinh độ và cao độ;

3. Mô tả hệ thống cần thử nghiệm; cần lưu ý cụ thể có tải kí sinh hay không và cách lập tài liệu tải kí sinh này khi thử nghiệm;

4. Tóm tắt về tính năng mục tiêu trong điều kiện vận hành “không bị hạn chế” và “bị hạn chế”, bao gồm việc xác định TRC và mô hình công suất đi kèm;

5. Tóm tắt việc xác định các dữ liệu khí tượng thu thập được trong quá trình thử nghiệm, bao gồm dữ liệu hiệu chuẩn đối với tất cả các cảm biến (nhận dạng cảm biến, phòng thí nghiệm thử nghiệm, ngày giờ thử nghiệm) và vị trí của cảm biến, bao gồm cả hình ảnh để lập tài liệu vị trí cảm biến và điều kiện đất như thảm thực vật gồ ghề hay bằng phẳng hoặc có tuyết và các ghi chép về việc làm sạch cảm biến;

6. Tóm tắt việc xác định các dữ liệu đầu ra thu thập được trong quá trình thử nghiệm, bao gồm các bản ghi về việc hiệu chuẩn đã thực hiện;

7. Dữ liệu chưa xử lý thu thập được trong quá trình thử nghiệm, trong đó ghi lại dữ liệu nào đã đáp ứng sự ổn định và các tiêu chí khác;

8. Giải thích tại sao dữ liệu đã đạt các tiêu chí lọc (nếu có) bị loại bỏ;

9. Đối với các thử nghiệm CPV, khối lượng không khí trung bình (bức xạ có trọng số) trong thời gian thử nghiệm phải được báo cáo;

10. Danh mục tất cả các sai lệch so với quy trình thử nghiệm và tại sao lại thực hiện như vậy;

11. Tóm tắt các hệ số hiệu chỉnh được tính toán đối với dữ liệu đã lọc;

12. Bản so sánh tóm tắt giữa tính năng mục tiêu và các giá trị công suất trung bình được đo, hiệu chỉnh như được tính theo 6.3 đối với điều kiện vận hành “bị hạn chế” và “không bị hạn chế” nếu có;

13. Mô tả về phân tích độ không đảm bảo đo và tuyên bố về độ không đảm bảo đo đi kèm với các hệ số hiệu chỉnh, trên cơ sở độ không đảm bảo đo của các phép đo thời tiết (xem 6.5) và độ không đảm bảo đo của các mô hình như mô hình nhiệt độ và giả định về đáp ứng tuyến tính với bức xạ;

14. Mô tả về phân tích độ không đảm bảo đo và tuyên bố về độ không đảm bảo đo đi kèm với tính năng đo được (xem 6.5) bao gồm phân tích độ không đảm bảo đo được đưa vào từ ngoại suy (tất cả các điểm dữ liệu nằm về một phía của TRC);

15. phiên bản tóm tắt các kết quả thử nghiệm trong đó bao gồm:

+ Pcorr trong điều kiện vận hành “không bị hạn chế”;

+ Pcorr trong điều kiện vận hành “bị hạn chế”;

+ Các điều kiện chuẩn trong vận hành không bị hạn chế (TRC) và công suất mục tiêu đi kèm với các điều kiện này;

+ Chỉ số tính năng trong điều kiện TRC (tỉ số giữa Pcorr và tính năng mục tiêu tính theo %).

Lưu ý: Đối với các hạng mục bị trùng lặp trong cả hai danh sách, báo cáo cuối cùng cần lặp lại thông tin gốc, kiểm tra xác nhận rằng dự án đã được thực hiện như kế hoạch ban đầu, hoặc ghi lại các thay đổi xảy ra trong quá trình thử nghiệm.

Hệ thống quang điện
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào? Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Pháp luật
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 về thiết bị xác định đa nguyên tố dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống quang điện
196 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống quang điện Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào