Việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc và biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được quy định như thế nào?
- Hình thức, phạm vi thu hồi nguyên liệu làm thuốc được quy định như thế nào?
- Trình tự thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức bắt buộc được quy định như thế nào?
- Thủ tục thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức tự nguyện được quy định như thế nào?
- Biện pháp xử lý đối với nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được quy định như thế nào?
Hình thức, phạm vi thu hồi nguyên liệu làm thuốc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 101 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về hình thức, phạm vi thu hồi nguyên liệu làm thuốc như sau:
Hình thức, phạm vi thu hồi nguyên liệu làm thuốc
1. Hình thức thu hồi:
a) Thu hồi bắt buộc là thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Thu hồi tự nguyện là thu hồi do cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc tự nguyện thực hiện.
2. Phạm vi thu hồi:
a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi toàn bộ tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng nguyên liệu làm thuốc đó, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng do lỗi trong quá trình bảo quản, vận chuyển, phân phối hoặc nguyên liệu được sử dụng sai mục đích, việc thu hồi chỉ áp dụng đối với phần nguyên liệu bị ảnh hưởng tại các cơ sở kinh doanh, sử dụng nguyên liệu làm thuốc đó;
c) Phạm vi thu hồi phải ghi rõ trong quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền hoặc thông báo thu hồi của cơ sở đăng ký, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc tự nguyện thu hồi.
Theo đó, hình thức thu hồi nguyên liệu làm thuốc bao gồm thu hồi theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thu hồi tự nguyện. Phạm vi thu hồi nguyên liệu làm thuốc được quy định tại khoản 2 Điều 101 nêu trên.
Thu hồi nguyên liệu làm thuốc (Hình từ Internet)
Trình tự thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 38/2021/TT-BYT quy định về trình tự thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức bắt buộc như sau:
Trình tự thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức bắt buộc
1. Tiếp nhận thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm:
...
2. Xác định mức độ vi phạm:
a) Xác định mức độ vi phạm của thuốc cổ truyền:
...
b) Xác định mức độ vi phạm của dược liệu, vị thuốc cổ truyền:
...
c) Đối với thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, việc xác định mức độ vi phạm thực hiện theo quy định tại Điều 18 hoặc Điều 19 Thông tư này. Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) chỉ xác định mức độ vi phạm khi việc kiểm nghiệm chất lượng do cơ sở kiểm nghiệm nhà nước đạt GLP thực hiện.
3. Ban hành quyết định thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền:
...
4. Thông báo quyết định thu hồi:
...
5. Triển khai thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền
...
6. Báo cáo kết quả thu hồi
...
7. Đánh giá hiệu quả thu hồi
...
Theo đó, trình tự thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 16 nêu trên.
Thủ tục thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức tự nguyện được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 38/2021/TT-BYT quy định về thủ tục thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức tự nguyện như sau:
Thủ tục thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức tự nguyện
1. Cơ sở kinh doanh tự xác định mức độ vi phạm của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền và có văn bản báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) kèm theo các tài liệu liên quan, trong đó nêu rõ các thông tin về dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm, mức độ vi phạm do cơ sở tự xác định, lý do thu hồi, đề xuất biện pháp xử lý sau khi thu hồi theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 Thông tư này.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ sở kinh doanh dược, Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) xem xét xác định mức độ vi phạm của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo quy định tại Phụ lục II, III và IV ban hành kèm Thông tư này:
a) Trường hợp đồng ý với đề xuất của cơ sở kinh doanh về vi phạm mức độ 3 của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền, Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) có văn bản đồng ý để cơ sở thu hồi tự nguyện;
b) Trường hợp xác định dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm mức độ 1 hoặc mức độ 2, Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) thực hiện trình tự thu hồi theo quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6, Điều 16 Thông tư này;
c) Trường hợp cần bổ sung hoặc làm rõ thông tin trong báo cáo của cơ sở kinh doanh dược, Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) có văn bản đề nghị cơ sở cung cấp bổ sung, giải trình. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, cơ sở phải có văn bản bổ sung, giải trình.
Theo đó, thủ tục thu hồi dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền theo hình thức tự nguyện được thực hiện theo quy định tại Điều 17 nêu trên.
Biện pháp xử lý đối với nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 104 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi như sau:
Xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi
1. Nguyên liệu làm thuốc là dược liệu, dược chất bị thu hồi phải tiêu hủy trong trường hợp sau:
a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi là nguyên liệu được sản xuất với mục đích không phải sử dụng cho người nhưng được dán nhãn là nguyên liệu làm thuốc sử dụng cho người;
b) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi là nguyên liệu mà giấy đăng ký lưu hành nguyên liệu làm thuốc của nguyên liệu đó được cấp dựa trên hồ sơ giả mạo;
c) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi là nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
...
2. Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được phép khắc phục và tái sử dụng trong trường hợp:
a) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do không đáp ứng yêu cầu về nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định tại Điều 61 của Luật dược hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi do nguyên liệu được sản xuất không đúng địa chỉ theo hồ sơ đăng ký thuốc nhưng do chính cơ sở đó sản xuất tại địa chỉ khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
3. Nguyên liệu làm thuốc, trừ nguyên liệu là dược chất hướng thần, chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc bị thu hồi không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và 2 Điều này có thể được phép tái chế đối với nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc tái xuất đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Theo đó, tùy theo tính chất của nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi mà việc xử lý nguyên liệu làm thuốc này sẽ có sự khác nhau. Biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi bao gồm tiêu hủy, khắc phục và tái sử dụng, tái chế hoặc tái xuất được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 104 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chứng hợp đồng ủy quyền mà 2 bên không đến cùng 1 nơi để công chứng thì có được không?
- Xây dựng, công bố thành phần chứa dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử thuộc thẩm quyền của ai theo Nghị định 123?
- Thẩm quyền tính số lượng công chức cấp xã tăng thêm thuộc về ai? Nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức cấp xã?
- Từ 01/01/2025 lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ cần lưu ý gì? Trường hợp được cấp Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ?
- Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại thì phải có trách nhiệm như thế nào?