Việc thi hành quyết định thả tàu bay được thực hiện như thế nào? Có thể yêu cầu bắt giữ lại tàu bay với cùng một cơ sở đã yêu cầu trước đó hay không?
Việc thi hành quyết định thả tàu bay được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về việc thi hành quyết định thả tàu bay như sau:
Thi hành quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ
1. Ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu bay, quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, quyết định hủy quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định.
2. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay, cán bộ Tòa án đến cảng hàng không, sân bay giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị yêu cầu bắt giữ. Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay hoặc quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp thời hạn bắt giữ tàu bay theo quyết định của Tòa án đã hết hoặc quyết định bắt giữ tàu bay bị hủy, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không phải thực hiện việc thả tàu bay.
4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không.
5. Không thực hiện việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp tàu bay đã sẵn sàng cất cánh.
6. Trong thời gian tàu bay bị bắt giữ, chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay có trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh tại cảng hàng không, sân bay; người vận chuyển, người khai thác tàu bay vẫn phải thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết.
Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không cho phép tàu bay rời cảng hàng không, sân bay sau khi các chi phí phát sinh liên quan đến việc bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay đã được thanh toán.
7. Chính phủ quy định việc thực hiện quyết định của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều này; việc xử lý đối với tàu bay trong trường hợp chủ sở hữu tàu bay bỏ tàu bay, bán đấu giá tàu bay đang bị bắt giữ.
Theo đó, ngay sau khi ra quyết định thả tàu bay Chánh án Tòa án phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định.
Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định thả tàu bay, cán bộ Tòa án được phần công đến cảng hàng không, sân bay giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị yêu cầu bắt giữ.
Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện quyết định thả tàu bay bị bắt giữ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.
Việc thi hành quyết định thả tàu bay được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có quyền kiến nghị với quyết định thả tàu bay của Tòa án nhân dân?
Căn cứ Điều 29 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về việc kiến nghị với quyết định thả tàu bay của Tòa án nhân dân như sau:
Kiến nghị và giải quyết kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị bằng văn bản với Chánh án Tòa án về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ. Thời hạn kiến nghị là 48 giờ, kể từ thời điểm Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định của Tòa án.
2. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được văn bản kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ;
b) Hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ.
3. Quyết định giải quyết kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và được gửi ngay cho Viện kiểm sát.
Từ quy định trên thì cơ quan có quyền kiến nghị đối với quyết định thả tàu bay của Tòa án nhân dân là Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi nhận được quyết định thả tàu bay từ Tòa án, nếu không đồng ý với quyết định thì Viện kiểm sát có quyền gửi văn bản kiến nghị đến Tòa án.
Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được văn bản kiến nghị về quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án sẽ là người xem xét và ra quyết định cuối cùng:
(1) Giữ nguyên quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ;
(2) Hủy quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ.
Tàu bay đã được thả thì có thể yêu cầu bắt giữ lại tàu bay với cùng một cơ sở đã yêu cầu trước đó hay không?
Căn cứ Điều 30 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về việc bắt giữ lại tàu bay như sau:
Bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Tàu bay bị bắt giữ đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay đó, trừ các trường hợp sau đây:
a) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản;
b) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay hoặc người khai thác tàu bay không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh.
2. Không coi là tàu bay được thả nếu không có quyết định thả tàu bay của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu bay trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh này.
3. Thủ tục bắt giữ lại tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu bay quy định tại Chương này.
Như vậy, đối với tàu bay bị bắt giữ đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay đó, trừ các trường hợp sau đây:
(1) Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản;
(2) Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay hoặc người khai thác tàu bay không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?