Chủ sở hữu nào có quyền yêu cầu bắt giữ tàu bay khi tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu? Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ sở hữu là bao lâu?
- Chủ sở hữu nào có quyền yêu cầu bắt giữ tàu bay khi tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu?
- Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ sở hữu là bao nhiêu ngày?
- Chủ sở hữu có thể gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay cho Tòa án nhân dân khi không có thông tin chính xác về người thuê tàu bay hay không?
Chủ sở hữu nào có quyền yêu cầu bắt giữ tàu bay khi tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu?
Căn cứ Điều 13 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về các trường hợp bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay như sau:
Các trường hợp bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ sở hữu tàu bay. Trường hợp tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu thì người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ nợ trong trường hợp tàu bay là tài sản bảo đảm cho khoản nợ của chủ nợ và khoản nợ đó không được thanh toán đúng thời hạn theo thỏa thuận.
3. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người thứ ba ở mặt đất bị thiệt hại do tàu bay đang bay gây ra và người bị thiệt hại chưa được bồi thường tại thời điểm yêu cầu bắt giữ. Tàu bay bị bắt giữ là tàu bay gây ra thiệt hại hoặc tàu bay thuộc sở hữu của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4. Bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người khác có quyền, lợi ích liên quan đối với tàu bay.
Theo quy định trên, trong trường hợp tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu thì bất kỳ chủ sở hữu nào có quyền yêu cầu bắt giữ tàu bay nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chủ sở hữu nào có quyền cầu bắt giữ tàu bay khi tàu bay là tài sản của nhiều chủ sở hữu? (Hình từ Internet)
Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ sở hữu là bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 14 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về thời hạn bắt giữ tàu bay như sau:
Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay không quá 30 ngày, kể từ ngày tàu bay bị bắt giữ.
2. Thời hạn bắt giữ tàu bay quy định tại khoản 1 Điều này không phụ thuộc vào việc người yêu cầu bắt giữ tàu bay khởi kiện hay không khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền.
Theo đó, thời hạn bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của chủ sở hữu tàu bay không quá 30 ngày, kể từ ngày tàu bay bị bắt giữ.
Thời hạn bắt giữ tàu bay không phụ thuộc vào việc người yêu cầu bắt giữ tàu bay khởi kiện hay không khởi kiện vụ án tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Chủ sở hữu có thể gửi đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay cho Tòa án nhân dân khi không có thông tin chính xác về người thuê tàu bay hay không?
Căn cứ Điều 15 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về nội dung của đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay như sau:
Đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay của người có quyền, lợi ích đối với tàu bay
1. Người yêu cầu bắt giữ tàu bay phải làm đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
b) Tên Tòa án nhận đơn yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ và quốc tịch của người yêu cầu bắt giữ tàu bay;
d) Cảng hàng không, sân bay nơi tàu bay hạ cánh;
đ) Quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ;
e) Tên, địa chỉ và quốc tịch của chủ sở hữu tàu bay, người thuê tàu bay, người khai thác tàu bay;
g) Lý do yêu cầu bắt giữ tàu bay;
h) Dự kiến thiệt hại, chi phí có thể phát sinh do việc bắt giữ tàu bay;
i) Thời hạn yêu cầu bắt giữ tàu bay.
2. Trường hợp người yêu cầu bắt giữ tàu bay không biết chính xác, đầy đủ các nội dung quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này thì ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó.
Theo quy định thì trong đơn yêu cầu bắt giữ tàu bay gửi cho Tòa án nhân dân cần phải có thông tin về tên, địa chỉ và quốc tịch của người thuê tàu bay.
Tuy nhiên, nếu chủ sở hữ tàu bay không biết chính xác, đầy đủ các nội dung về người thuê tàu bay thì có thể ghi những gì mà mình biết có liên quan đến những vấn đề đó và nộp cho Tòa án nhân dân.
Bên cạnh đó, nếu không rõ thông tin về quốc tịch, số hiệu đăng ký, kiểu loại tàu bay và các đặc điểm khác của tàu bay bị yêu cầu bắt giữ thì chủ sở hữu cũng có thể ghi những thông tin liên quan mà mình biết.
Ngoài các nội dung vừa nếu thì các nội dung chủ yếu còn lại trong khoản 1 Điều 15 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010, chủ sở hữu phải ghi đầy đủ và chính xác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa xuất nhập khẩu bị hư hỏng thì không phải nộp thuế đúng không? 23 trường hợp được miễn thuế xuất nhập khẩu?
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?