Việc quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan từ 15/03/2024 theo Thông tư 06/2024/TT-BTC được quy định thế nào?
- Đối tượng áp dụng quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là ai?
- Việc quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm những nội dung gì?
- Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được phân loại thế nào?
- Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được quy định ra sao?
Đối tượng áp dụng quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là ai?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 81/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan như sau:
- Người khai hải quan, người nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (gọi chung là người khai hải quan)
- Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
- Các cơ quan Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải;
Lưu ý: Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế không thuộc đối tượng áp dụng quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo Thông tư 81/2019/TT-BTC.
Việc quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan từ 15/03/2024 theo Thông tư 06/2024/TT-BTC được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 81/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC quy định nội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm:
- Xây dựng, quản lý hồ sơ người khai hải quan; xác lập, quản lý hồ sơ rủi ro đối với người khai hải quan có nguy cơ không tuân thủ pháp luật;
- Xây dựng tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật, tiêu chí, chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan;
- Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
- Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan;
- Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với người khai hải quan theo quy định của pháp luật;
- Kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;
- Tổ chức phát triển quan hệ hợp tác giữa hải quan và doanh nghiệp (tổ chức thực hiện chương trình khuyến khích tự nguyện tuân thủ; tổ chức thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế)
Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được phân loại thế nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC thì mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được phân loại như sau:
Cơ quan Hải quan thực hiện đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan có hoạt động xuất khẩu, xuất nhập cảnh trong 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:
- Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.
- Mức 2: Doanh nghiệp tuân thủ mức rất cao.
- Mức 3: Doanh nghiệp tuân thủ mức cao
- Mức 4: Doanh nghiệp tuân thủ mức trung bình
- Mức 5: Doanh nghiệp không tuân thủ.
Cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định về cách thức đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan như sau:
- Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan được hệ thống công nghệ thông tin tự động đánh giá vào 00 giờ hàng ngày tại Tổng cục Hải quan trên cơ sở tích hợp, xử lý dữ liệu thông tin hải quan theo các tiêu chí đánh giá tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, Điều 11 Thông tư 81/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC và theo nguyên tắc như sau:
+ Doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp ưu tiên (Mức 1) thực hiện theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC và Thông tư 07/2019/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
+ Người khai hải quan được đánh giá tuân thủ pháp luật lần đầu hoặc điều chỉnh các lần tiếp theo vào Mức 2 hoặc Mức 3 hoặc Mức 4 khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tương ứng quy định tại Phụ lục II hoặc Phụ lục III hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC;
+ Người khai hải quan được đánh giá hoặc điều chỉnh giảm mức độ tuân thủ vào Mức 5 khi đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC. Việc điều chỉnh tăng mức độ tuân thủ từ Mức 5 thực hiện như sau:
++ Trường hợp có một trong những hành vi quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi mức tuân thủ trước đó, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật tối đa 01 mức;
++ Trường hợp có một trong những hành vi quy định tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi mức tuân thủ trước đó, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên mức 4. Các lần đánh giá tuân thủ tiếp theo thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 81/2019/TT-BTC;
++ Trường hợp không có một trong những hành vi quy định tại Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 81/2019/TT-BTC và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên mức tuân thủ tương ứng.
- Trường hợp hệ thống gặp sự cố, kết quả đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan được xác định theo kết quả đánh giá của ngày hôm trước liền kề với ngày phát sinh sự cố.
- Cơ quan hải quan theo dõi, rà soát kết quả đánh giá tuân thủ của người khai hải quan theo các hình thức dưới đây:
+ Lựa chọn ngẫu nhiên người khai hải quan để thực hiện phân tích, đánh giá, điều chỉnh mức độ tuân thủ của người khai hải quan theo tiêu chí đánh giá tuân thủ tại Điều 11 Thông tư 81/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC;
+ Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ quan liên quan về quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan để xác minh thông tin phát sinh.
- Cơ quan hải quan hỗ trợ nâng cao mức độ tuân thủ của người khai hải quan thông qua ứng dụng tại Cổng thông tin điện tử hải quan như sau:
+ Tra cứu kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật và lý do đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật;
+ Trao đổi, phản hồi thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ pháp luật và phản ánh các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đánh giá tuân thủ pháp luật.
Trường hợp ứng dụng tại Cổng thông tin điện tử hải quan chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, việc trao đổi, cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản.
- Cơ quan hải quan khuyến khích người khai hải quan tự nguyện tuân thủ bằng việc tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, biên bản ghi nhớ, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo, hỗ trợ người khai hải quan tự nguyện tuân thủ pháp luật về hải quan.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 1 có hiệu lực thi hành từ 15/7/2025 thì các quy định của Thông tư 06/2024/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 15/03/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?
- Lịch Vạn niên tháng 1/2025 đầy đủ, chi tiết nhất? Lịch âm dương tháng 1/2025 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
- Luật Tố tụng hành chính quy định những gì và áp dụng cho những hoạt động nào? Quy định về việc tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính?
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?