Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? 12 biện pháp được áp dụng quản lý rủi ro?
Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Áp dụng quản lý rủi ro là việc ứng dụng các nguyên tắc, quy trình, biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và các sản phẩm thông tin quản lý rủi ro để quyết định và thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác.
2. Thông tin quản lý rủi ro là thông tin hải quan được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
3. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro là các hệ thống thông tin, dữ liệu do cơ quan hải quan quản lý để thu thập, xử lý và cung cấp các sản phẩm thông tin quản lý rủi ro cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại của cơ quan hải quan về chấp hành pháp luật của người khai hải quan trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
...
Như vậy, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc ứng dụng các nguyên tắc, quy trình, biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và các sản phẩm thông tin quản lý rủi ro để quyết định và thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác.
Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? 12 biện pháp được áp dụng quản lý rủi ro? (hình từ internet)
12 biện pháp được áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Thông tư 81/2019/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 06/2024/TT-BTC) thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan, kết quả phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan để quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như sau:
(1) Quyết định kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ, lưu giữ tại cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu;
(2) Quyết định kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan;
(3) Lựa chọn kiểm tra sau thông quan;
(4) Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất;
(5) Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế;
(6) Phân loại, quyết định kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
(7) Quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan;
(8) Quyết định giám sát lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan;
(9) Quyết định kiểm tra, giám sát đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
(10) Quyết định lấy mẫu phân tích, kiểm định hàng hóa;
(11) Lựa chọn thanh tra chuyên ngành và áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác.
(12) Quyết định phương thức giám sát việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm.
Đánh giá việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện bao lâu một lần?
Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định như sau:
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro;
b) Kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan;
c) Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ khác trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.
2. Nội dung, biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan:
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của các cấp đơn vị trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan;
c) Phân tích, tổng hợp kết quả vi phạm được phát hiện trong kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan;
d) Tổ chức các đoàn công tác tiến hành kiểm tra việc thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro của các đơn vị tại hải quan các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phân cấp trách nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo khoản 2 Điều này. Việc đánh giá được thực hiện theo định kỳ (hàng tháng, 6 tháng và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể.
Như vậy, đánh giá việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện theo định kỳ (hàng tháng, 6 tháng và hàng năm) và theo các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể.
Xem thêm: Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 quy định về nghiệp vụ hải quan như thế nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?