Việc quản lý dân cư bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 22/2021/NĐ-CP thì việc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng hướng tới các mục tiêu sau:
- Củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo hình thành thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo vành đai vững chắc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Tổ chức bố trí, sắp xếp dân cư tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh trong thế trận khu vực phòng thủ, hình thành các cụm, bản, làng, xã.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trong Khu kinh tế - quốc phòng để từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Việc quản lý dân cư bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc quản lý dân cư bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng được thực hiện như thế nào?
Về việc quản lý dân cư bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Nghị định 22/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Quản lý dân cư, cư trú, bảo đảm an ninh, trật tự trong Khu kinh tế - quốc phòng
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan công an tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh xem xét, quyết định việc bố trí, sắp xếp dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; ưu tiên sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nội tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Trường hợp cần thiết, có nhu cầu tiếp nhận nhân dân ngoài tỉnh đến cư trú trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thống nhất với Đoàn kinh tế - quốc phòng về bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan trong việc xây dựng thôn, xã, bản mẫu trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với các quy định của pháp luật và phong tục, tập quán của địa phương.
3. Cơ quan công an địa phương có trách nhiệm quản lý dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Theo đó vơ quan công an địa phương sẽ có trách nhiệm quản lý dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an có trách nhiệm thế nào với việc quản lý dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 22/2021/NĐ-CP có quy định:
Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch trung hạn, hằng năm, đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan xây dựng, hướng dẫn chế độ chính sách, hỗ trợ tài chính, chế độ ưu đãi, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Nghị định này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan thực hiện quy hoạch bố trí dân cư, xây dựng chính sách hỗ trợ di dân, ổn định dân cư tuyến biên giới đất liền, biển, đảo; phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan bố trí nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất để thực hiện hợp phần quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xây dựng chế độ, chính sách cho các lực lượng tham gia xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan bố trí nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
6. Bộ Công an chủ trì, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý dân cư, đảm bảo và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
...
Theo đó Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý dân cư, đảm bảo và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh người dân tộc thiểu số có được học vượt lớp không? Có được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình không?
- Trong giao dịch chuyển tiền điện tử, người thụ hưởng có thể đồng thời là người khởi tạo hay không?
- Trường hợp kê biên tài sản của người phải thi hành án dân sự là tài sản thế chấp thì xử lý thế nào?
- Mức trần tiền ký quỹ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là bao nhiêu? Người lao động có được trả lãi khi nộp tiền ký quỹ?
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?