Việc phân chia rừng được căn cứ vào các tiêu chí gì? Theo mỗi tiêu chí rừng được phân chia thành bao nhiêu loại?

Cho tôi hỏi hiện nay việc phân chia rừng được căn cứ vào các tiêu chí gì? Theo mỗi tiêu chí rừng được phân chia thành bao nhiêu loại? Các diện tích đất được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng có được xem là rừng không? Câu hỏi của anh Nhiên (Phú Thọ).

Việc phân chia rừng được căn cứ vào các tiêu chí gì? Theo mỗi tiêu chí rừng được phân chia thành bao nhiêu loại?

Căn cứ theo Chương II Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định việc phân chia rừng được căn cứ vào các tiêu chí:

(1) Phân chia rừng theo nguồn gốc hình thành, trong đó từng được chia thành các loại sau:

- Rừng tự nhiên, bao gồm:

+ Rừng nguyên sinh;

+ Rừng thứ sinh, bao gồm: rừng thứ sinh phục hồi và rừng thứ sinh sau khai thác.

- Rừng trồng được phân theo loài cây, cấp tuổi, bao gồm:

+ Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;

+ Rừng trồng lại;

+ Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng sau khai thác.

(2) Phân chia rừng theo điều kiện lập địa, trong đó rừng được phân chia thành các loại:

- Rừng núi đất, bao gồm: rừng trên các đồi, núi đất.

- Rừng núi đá, bao gồm: rừng trên núi đá hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

- Rừng ngập nước thường xuyên hoặc định kỳ, bao gồm:

+ Rừng ngập mặn, bao gồm: rừng ven bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ;

+ Rừng ngập phèn, bao gồm: diện tích rừng trên đất ngập nước phèn, nước lợ;

+ Rừng ngập nước ngọt thường xuyên hoặc định kỳ.

- Rừng đất cát, bao gồm: rừng trên các cồn cát, bãi cát.

(3) Phân chia rừng theo loài cây, trong đó rừng được chia thành các loại:

- Rừng gỗ, chủ yếu có các loài cây thân gỗ, bao gồm:

+ Rừng cây lá rộng, bao gồm: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng rụng lá và rừng lá rộng nửa rụng lá;

+ Rừng cây lá kim;

+ Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim.

- Rừng tre nứa.

- Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa - gỗ.

- Rừng cau dừa.

(4) Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng, trong đó rừng được phân chia thành các loại như sau:

- Đối với rừng gỗ, bao gồm:

+ Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m3/ha;

+ Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m3/ha;

+ Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m3/ha;

+ Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m3/ha;

+ Rừng chưa có trữ lượng: trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

- Đối với rừng tre nứa: rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ; phân chia chi tiết theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.

Việc phân chia rừng được căn cứ vào các tiêu chí gì?

Việc phân chia rừng được căn cứ vào các tiêu chí gì? (Hình từ Internet)

Các diện tích đất được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng có được xem là rừng không?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định:

Diện tích chưa có rừng
1. Diện tích có cây gỗ tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng.
2. Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng.
3. Diện tích khác đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng.

Theo đó đối với các diện tích đất đang được sử dụng để bảo vệ và phát triển rừng thì được xem là diện tích chưa có rừng.

Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề có những nội dung gì? Việc điều tra được thực hiện theo quy trình thế nào?

Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định:

- Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra hệ thực vật rừng; điều tra hệ động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng.

- Quy trình điều tra rừng theo chuyên đề:

+ Công tác chuẩn bị, bao gồm: xây dựng đề cương và dự toán kinh phí; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập và xử lý ảnh, bản đồ, tài liệu liên quan; xác định dung lượng mẫu cần thiết theo nội dung điều tra; thiết kế hệ thống mẫu điều tra trên bản đồ;

+ Điều tra thực địa, bao gồm: thiết lập mẫu điều tra trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên các mẫu điều tra; điều tra bổ sung các lô trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ chuyên đề khác (nếu có); kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;

+ Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm: biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ chuyên đề (nếu có); lựa chọn phần mềm, phương pháp thông kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết báo cáo kết quả điều tra rừng và các báo cáo chuyên đề; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chuyên đề.

Phân chia rừng
Rừng Tải về trọn bộ các văn bản Rừng hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đốt rác gây cháy rừng có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Muốn chuyển loại rừng phải đáp ứng các điều kiện gì? Trình tự, thủ tục thực hiện chuyển loại rừng được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ lâm sản khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng trong nước năm 2023? Kiểm tra đột xuất nguồn gốc lâm sản dựa trên căn cứ nào?
Pháp luật
Nội dung biện pháp trồng lại rừng đối với diện tích rừng bị thiệt hại do thiên tai không có khả năng phục hồi tự nhiên thành rừng?
Pháp luật
Nuôi dưỡng rừng trồng được áp dụng đối với loại rừng trồng nào? Biện pháp nuôi dưỡng rừng trồng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nội dung của điều tra lập địa rừng là gì? Việc điều tra lập địa được tiến hành theo các phương pháp gì?
Pháp luật
Việc phân chia rừng được căn cứ vào các tiêu chí gì? Theo mỗi tiêu chí rừng được phân chia thành bao nhiêu loại?
Pháp luật
Việc điều tra trữ lượng rừng được thực hiện theo các phương pháp gì? Dựa vào trữ lượng rừng thì có thể phân chia rừng thành các loại gì?
Pháp luật
Nhiệm vụ kiểm kê rừng bao gồm các nội dung gì? Việc kiểm kê rừng được tổ chức thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ theo dõi diễn biến rừng gồm các nội dung gì? Thực hiện theo dõi diễn biến rừng theo quy trình thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân chia rừng
1,885 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân chia rừng Rừng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào