Việc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Việc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
- Điều kiện để được phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ là gì?
- Trong việc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ, Bộ trưởng được quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh nào?
Việc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3759/QĐ-BVHTTDL năm 2008 quy định về nguyên tắc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ như sau:
Nguyên tắc
1. Bộ trưởng thống nhất chỉ đạo, quản lý toàn diện công tác tổ chức cán bộ;
2. Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi là Vụ Tổ chức cán bộ) là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức cán bộ. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được Bộ trưởng giao giải quyết các công việc về tổ chức cán bộ theo Quy định này;
3. Vụ Tổ chức cán bộ trực thuộc Tổng cục là cơ quan tham mưu giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức cán bộ của Tổng cục đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quản lý công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị mình;
5. Chỉ phân cấp đối với các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện quy định. Đối với các cơ quan, đơn vị chưa được phân cấp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý công tác tổ chức cán bộ.
Như vậy, việc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
(1) Bộ trưởng thống nhất chỉ đạo, quản lý toàn diện công tác tổ chức cán bộ;
(2) Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức cán bộ.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ được Bộ trưởng giao giải quyết các công việc về tổ chức cán bộ theo Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3759/QĐ-BVHTTDL năm 2008;
(3) Vụ Tổ chức cán bộ trực thuộc Tổng cục là cơ quan tham mưu giúp Tổng cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức cán bộ của Tổng cục.
Đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
(4) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quản lý công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị mình;
(5) Chỉ phân cấp đối với các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện quy định.
Đối với các cơ quan, đơn vị chưa được phân cấp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý công tác tổ chức cán bộ.
Việc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ là gì?
Căn cứ Điều 4 Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3759/QĐ-BVHTTDL năm 2008 quy định về điều kiện được phân cấp như sau:
Điều kiện được phân cấp
Các cơ quan, đơn vị có đủ điều kiện dưới đây được phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ:
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được bổ nhiệm chức vụ: Tổng cục trưởng, Trưởng Ban, Cục trưởng, Chánh thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Viện trưởng, Tổng Biên tập, Hiệu trưởng, Giám đốc và các chức danh tương đương.
2. Có bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ chuyên trách;
3. Đã hoàn thành Quy chế tổ chức và hoạt động;
4. Đã ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý cấp trưởng phòng, ban, khoa; phó trưởng phòng. ban, khoa và tương đương;
5. Được Bộ thông báo bằng văn bản.
Như vậy, theo quy định thì các cơ quan, đơn vị phải có đủ các điều kiện dưới đây mới được phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ:
(1) Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được bổ nhiệm chức vụ: Tổng cục trưởng, Trưởng Ban, Cục trưởng, Chánh thanh tra Bộ, Chánh Văn phòng Bộ, Viện trưởng, Tổng Biên tập, Hiệu trưởng, Giám đốc và các chức danh tương đương.
(2) Có bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ chuyên trách;
(3) Đã hoàn thành Quy chế tổ chức và hoạt động;
(4) Đã ban hành tiêu chuẩn chức danh cán bộ quản lý cấp trưởng phòng, ban, khoa; phó trưởng phòng. ban, khoa và tương đương;
(5) Được Bộ thông báo bằng văn bản.
Trong việc phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ, Bộ trưởng được quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy định phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3759/QĐ-BVHTTDL năm 2008 quy định về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ
1. Các chức danh do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm và cho ý kiến bổ nhiệm, miễn nhiệm:
1.1 Bổ nhiện, miễn nhiệm cấp trưởng. cấp phó các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm: các Tổng cục; các Cụ, Vụ trực thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
1.2 Bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ;
1.3 Bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản tri, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng tổng công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ;
1.4 Cho ý kiến để Tổng cục trưởng bổ nhiệm cấp trưởng, cấp phó các vụ, văn phòng, ban hoặc tương đương; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục;
...
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh sau:
(1) Cấp trưởng, cấp phó các cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:
- Các Tổng cục;
- Các Cụ, Vụ trực thuộc Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cơ quan đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh;
(2) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ;
(3) Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản tri, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng tổng công ty, Giám đốc, Phó Giám đốc các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?