Việc mua bán nhà tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận không?
Việc mua bán nhà tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận không?
Việc mua bán nhà tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch
...
2. Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định trên thì việc mua bán nhà tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Việc mua bán nhà tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước có bắt buộc phải có Giấy chứng nhận không? (Hình từ Internet)
Hợp đồng mua bán nhà tái định cư có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
Hợp đồng mua bán nhà tái định cư được quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở
1. Trường hợp mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng.
2. Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
...
Như vậy, theo quy định, hợp đồng mua bán nhà tái định cư không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Lưu ý: Đối với giao dịch mua bán nhà tái định cư thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.
Nhà ở để phục vụ tái định cư tại khu vực đô thị phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn đối với nhà ở để phục vụ tái định cư tại khu vực đô thị được quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Nhà ở 2014 như sau:
Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở để phục vụ tái định cư
1. Đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụ tái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
b) Trường hợp là căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng. Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;
c) Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Đối với khu vực nông thôn thì nhà ở để phục vụ tái định cư được thiết kế, xây dựng phải bao gồm diện tích ở và các công trình phụ trợ, phục vụ sinh hoạt, sản xuất gắn với nhà ở, tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 của Luật này và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Theo đó, đối với khu vực đô thị thì nhà ở để phục vụ tái định cư phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Là căn hộ chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt;
(2) Trường hợp là căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
Khi thiết kế nhà ở để phục vụ tái định cư, chủ đầu tư có thể bố trí một phần diện tích để tổ chức kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của từng dự án;
(3) Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được xây dựng theo quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế được phê duyệt; tuân thủ nguyên tắc kiến trúc nhà ở quy định tại Điều 20 Luật Nhà ở 2014 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 3 Điều 39 Luật Kiến trúc 2019) và bảo đảm hạn mức diện tích đất ở tối thiểu theo quy định của pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ?
- Tổng hợp mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới nhất? Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Hướng dẫn 03 thế nào?
- Lời chúc Tết Cha xứ ngắn gọn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức? Tết Âm lịch 2025 có tổ chức bắn pháo hoa không?
- Khai bút đầu năm là gì? Mẫu câu khai bút đầu năm may mắn? Chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
- Điểm bắn pháo hoa Đà Lạt giao thừa Tết Nguyên Đán 2025? Bắn pháo hoa Đà Lạt Tết Âm lịch 2025 mấy giờ?