Việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia do cơ quan nào tổ chức thực hiện? Thời gian lập quy hoạch tổng thể quốc gia là bao lâu?
Việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia do cơ quan nào tổ chức thực hiện?
Căn cứ vào Điều 14 Luật Quy hoạch 2017 quy định về thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch như sau:
Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch
1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch vùng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh.
Như vậy, Chính phủ tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Việc lập quy hoạch tổng thể quốc gia do cơ quan nào tổ chức thực hiện? (Hình từ Internet)
Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia là bao lâu?
Thời gian lập quy hoạch tổng thể quốc gia căn cứ vào Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 58/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 12/08/2023) cụ thể:
Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
3. Trường hợp cần gia hạn thời gian lập quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch quyết định điều chỉnh kéo dài nhưng tối đa không quá 12 tháng trên cơ sở báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia không quá 36 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 20 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia.
Trước đây, căn cứ vào Điều 17 Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định về thời gian lập quy hoạch, được giải đáp như sau:
Thời hạn lập quy hoạch
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
Như vậy, thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia là không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia.
Quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Luật Quy hoạch 2017 quy định về quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia như sau:
Quy trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chính phủ phê duyệt;
Bước 2: Cơ quan lập quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng quy hoạch; phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch;
Bước 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
Bước 4: Cơ quan lập quy hoạch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan xây dựng;
Bước 5: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công gửi cơ quan lập quy hoạch;
Bước 6: Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch và gửi lấy ý kiến theo quy định tại Điều 19 của Luật này;
Bước 7: Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch;
Bước 8: Cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định.
Trình tự quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia như thế nào?
Căn cứ vào Điều 36 Luật Quy hoạch 2017 quy định về trình tự quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia như sau:
Bước 1: Chậm nhất là 60 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội, Chính phủ gửi hồ sơ trình quyết định quy hoạch đến cơ quan của Quốc hội để thẩm tra.
Bước 2: Cơ quan thẩm tra có quyền yêu cầu Chính phủ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo về những vấn đề thuộc nội dung quy hoạch. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thẩm tra.
- Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:
+ Sự phù hợp của nội dung quy hoạch với chủ trương, đường lối của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp; tính thống nhất trong hệ thống quy hoạch; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
+ Sự phù hợp của quy hoạch với quy định tại Mục 2 Chương II Luật Quy hoạch 2017;
+ Tính khả thi của quy hoạch và điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để thực hiện quy hoạch.
Bước 3: Quốc hội xem xét, thông qua nghị quyết về quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?