Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát dự án đầu tư, xử lý vi phạm nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư diễn ra như thế nào?
- Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp nào?
- Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
- Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát dự án đầu tư, xử lý vi phạm của nhà đầu tư, xem xét xử lý tiền ký quỹ thực hiện dự án của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư diễn ra như thế nào?
Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư trong trường hợp nào?
Theo khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 quy định Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;
- Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;
- Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;
- Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;
- Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;
- Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).
Như vậy, đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong trường hợp kéo dài tiến độ thực hiện dự án mà tổng thời gian đầu tư dự án không vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, nhà đầu tư không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát dự án đầu tư, xử lý vi phạm nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư diễn ra như thế nào?
Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định các trường hợp thực phải hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
"Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này."
Theo đó các trường hợp dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, còn trường hợp dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này thì không phải thực hiện.
Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát dự án đầu tư, xử lý vi phạm của nhà đầu tư, xem xét xử lý tiền ký quỹ thực hiện dự án của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư diễn ra như thế nào?
Căn cứ vào câu trả lời của Tổ Công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn 2541/CV-TCT ngày 18/4/2022 về hướng dẫn một số nội dung về triển khai, thực hiện dự án đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật. Vấn đề Việc kiểm tra, theo dõi, giám sát dự án đầu tư, xử lý vi phạm của nhà đầu tư, xem xét xử lý tiền ký quỹ thực hiện dự án của nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư không vượt quá 12 tháng được thực hiện như thế nào do trong trường hợp này nhà đầu tư không phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư 2020 được giải đáp như sau:
- Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư, đối với dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, trong trường hợp kéo dài tiến độ thực hiện dự án mà tổng thời gian đầu tư dự án không vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu, nhà đầu tư không phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Do vậy, trong trường hợp này, việc giám sát, thực hiện nghĩa vụ ký quỹ bảo đảm thực hiện dự án đầu tư trong trường hợp này được thực hiện trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) và Thỏa thuận ký quỹ.
- Đối với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để điều chỉnh tiến độ dự án đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Theo đó, đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) theo quy định tại Điều 47 của Nghị định này. Cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ nội dung điều chỉnh tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh để thực hiện việc kiểm tra, giám sát và quản lý nhà nước về đầu tư đối với hoạt động bảo đảm thực hiện dự án.
- Đối với dự án không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
Nhà đầu tư và Cơ quan đăng ký đầu tư thực hiện việc điều chỉnh Thỏa thuận ký quỹ theo quy định tại điểm e khoản 9 Điều 26 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP. Theo đó, nhà đầu tư trong nước đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, khi điều chỉnh dự án không thuộc diện điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định của Nghị định này mà nội dung điều chỉnh làm thay đổi nội dung tại Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án, nhà đầu tư gửi văn bản thông báo cho Cơ quan đăng ký đầu tư trước khi điều chỉnh dự án đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư thực hiện điều chỉnh Thỏa thuận bảo đảm thực hiện dự án phù hợp với nội dung điều chỉnh của dự án đầu tư. Trong trường hợp này, Cơ quan đăng ký đầu tư căn cứ nội dung điều chỉnh tại Thỏa thuận ký quỹ để thực hiện việc kiểm tra, giám sát và quản lý việc ký quỹ của nhà đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về hội được kết nối ở đâu? Thông tin trong cơ sở dữ liệu về hội bao gồm những nguồn nào?
- Hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng trong các hoạt động nào? Lập hóa đơn GTGT sai thời điểm bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời gian trong ngành Công an có được tính để thi nâng ngạch? Rà soát, xác định và lập danh sách dự thi nâng ngạch thuộc thẩm quyền của ai?
- Chu kỳ giao dịch trong thị trường điện được tính là bao lâu? Điều chỉnh sản lượng hợp đồng chu kỳ giao dịch như thế nào?
- Phòng kinh doanh là gì? Tải sơ đồ quy trình làm việc phòng kinh doanh? Thu nhập chịu thuế TNDN?