Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào?

Cho tôi hỏi việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào? Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất gồm những gì? Câu hỏi của anh N.Q.N từ Bình Dương.

Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào?

Căn cứ để tiến hành kiểm tra được quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT như sau:

Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất
1. Cơ quan kiểm tra: Cục Thú y
2. Căn cứ để tiến hành kiểm tra
a) Thông tin, cảnh báo về thuốc thú y xuất khẩu không phù hợp với các Điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thông qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có kiến nghị của cơ quan thẩm quyền về chất lượng sản phẩm.
3. Hình thức kiểm tra: thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra.
4. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;
...

Như vậy, theo quy định, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên các căn cứ sau đây:

(1) Thông tin, cảnh báo về thuốc thú y xuất khẩu không phù hợp với các điều kiện bảo đảm chất lượng quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;

(2) Sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thông qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có kiến nghị của cơ quan thẩm quyền về chất lượng sản phẩm.

Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào?

Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được tiến hành dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)

Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất gồm những gì?

Nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được quy định tại Điều 33 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT như sau:

Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất
...
4. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;
c) Trường hợp lấy mẫu: Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường thì lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Mẫu sản phẩm phải được gửi đến cơ sở kiểm nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định để phân tích chất lượng sản phẩm. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.
5. Trình tự và thủ tục kiểm tra thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
6. Xử lý kết quả kiểm tra: Thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Như vậy, theo quy định, nội dung kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất gồm:

(1) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;

(2) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;

(3) Trường hợp lấy mẫu: Trong quá trình kiểm tra tại cơ sở sản xuất, khi phát hiện sản phẩm có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng hoặc có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng khi lưu thông trên thị trường thì lấy mẫu sản phẩm kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.

Lưu ý: Mẫu sản phẩm phải được gửi đến cơ sở kiểm nghiệm đã được công nhận hoặc chỉ định để phân tích chất lượng sản phẩm.

Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.

Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được thực hiện thông qua hình thức nào?

Hình thức kiểm tra chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT như sau:

Kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất
1. Cơ quan kiểm tra: Cục Thú y
2. Căn cứ để tiến hành kiểm tra
a) Thông tin, cảnh báo về thuốc thú y xuất khẩu không phù hợp với các Điều kiện quy định tại Điều 32 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
b) Sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thông qua việc kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm hoặc khi có kiến nghị của cơ quan thẩm quyền về chất lượng sản phẩm.
3. Hình thức kiểm tra: thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra.
4. Nội dung kiểm tra
a) Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu quy định trong thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và các quy định pháp luật khác có liên quan;
b) Kiểm tra việc thực hiện đăng ký thuốc, nghiên cứu độ ổn định sản phẩm, ghi nhãn thuốc thú y theo quy định;
...

Như vậy, việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc thú y trong sản xuất được thực hiện dưới hình thức đoàn kiểm tra.

Thuốc thú y Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc thú y
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thuốc thú y nhỏ tai, xịt mũi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có văn bằng kĩ sư chăn nuôi thú y có đủ điều kiện chuyên môn để buôn bán thuốc thú y hay không?
Pháp luật
Điều kiện để mở cửa hàng nhỏ chăm sóc thú y cần thực hiện những gì? Nếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y bị tẩy xóa thì có được cấp lại hay không?
Pháp luật
Có bằng tốt nghiệp chăn nuôi thuốc thú y thì có được hành nghề kinh doanh thuốc thú y không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký lưu hành KIT xét nghiệm thú y sẽ gồm những gì? Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện thuốc thú y gây hại cho động vật, môi trường và con người thì phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Có được phép nghiên cứu thuốc thú y có chứa chất ma túy hay không? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép nghiên cứu thuốc thú y có chứa chất ma túy?
Pháp luật
Nhập khẩu thuốc thú y thì đăng ký lưu hành trước hay đăng ký đủ điều kiện nhập khẩu trước theo quy định?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12682:2019 quy định về trình tự lấy mẫu thuốc thú y để kiểm tra chất lượng như thế nào?
Pháp luật
Kiểm nghiệm thuốc là gì? Cơ sở kiểm nghiệm thuốc thú y có bắt buộc phải tách biệt đảm bảo an toàn với công trình công cộng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc thú y
1,257 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc thú y

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc thú y

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào