Việc kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu trên địa trên phương có thể thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
- Khi thực hiện công tác kiểm tra hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc nào?
- Việc kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu trên địa trên phương có thể thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
- Công tác kiểm tra hoạt động đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu được tiến hành trong thời hạn tối đa bao nhiêu ngày?
Khi thực hiện công tác kiểm tra hoạt động đấu thầu cần tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về nguyên tắc kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi:
a) Tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, kịp thời và bảo mật thông tin;
b) Không can thiệp, không gây phiền hà, cản trở quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.
2. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra:
a) Tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời;
b) Tiến hành độc lập song có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan kiểm tra;
c) Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan kiểm tra;
d) Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Theo quy định trên thì khi thực hiện công tác kiểm tra hoạt động đấu thầu, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
(1) Tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời;
(2) Tiến hành độc lập song có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan kiểm tra;
(3) Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan kiểm tra;
(4) Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Việc kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu trên địa trên phương có thể thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu trên địa trên phương có thể thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về hình thức kiểm tra như sau:
Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ là việc tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên hàng năm được người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt.
2. Kiểm tra đột xuất là việc tiến hành kiểm tra theo từng vụ việc (khi có vướng mắc, kiến nghị, đề nghị, khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu bao gồm cả việc phát hiện thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia) theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan kiểm tra.
Theo quy định thì công tác kiểm tra đột xuất hoạt động đấu thầu được thực hiện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đấu thầu bao gồm cả việc phát hiện thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo yêu cầu của:
(1) Thủ tướng Chính phủ;
(2) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương,
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
(4) Người đứng đầu cơ quan kiểm tra.
Như vậy, khi phát hiện có dấu hiệu sai phạm trong hoạt động đấu thầu tại địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể yêu cầu tiến hành kiểm tra đột xuất đối với đơn vị thực hiện hoạt động đấu thầu.
Công tác kiểm tra hoạt động đấu thầu trong việc lựa chọn nhà thầu được tiến hành trong thời hạn tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về thời gian kiểm tra hoạt động đấu thầu như sau:
Thời gian trong kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Đối với lựa chọn nhà thầu:
a) Thời gian kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của một đơn vị được kiểm tra tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra. Trong thời hạn tối đa là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ ngày Đoàn kiểm tra trình dự thảo Kết luận kiểm tra;
b) Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian thực hiện kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của các đơn vị được kiểm tra tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra, trong đó thời gian kiểm tra trực tiếp đối với một đơn vị được kiểm tra không quá 07 ngày làm việc. Trong thời hạn tối đa là 40 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra trực tiếp, Đoàn kiểm tra phải có Báo cáo kiểm tra. Người đứng đầu cơ quan kiểm tra phê duyệt Kết luận kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Thông tư này trong thời hạn tối đa là 15 ngày kể từ ngày Đoàn kiểm tra trình dự thảo Kết luận kiểm tra.
...
Thời hạn kiểm tra hoạt động đấu thầu về việc lựa chọn nhà thầu đối với đơn vị bị kiểm tra tối đa là 07 ngày, kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.
Trường hợp cuộc kiểm tra phức tạp và liên quan đến nhiều đơn vị được kiểm tra thì thời gian thực hiện kiểm tra trực tiếp tại cơ sở của các đơn vị được kiểm tra tối đa là 15 ngày kể từ ngày công bố Quyết định kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?