Khi thực hiện việc đấu thầu thì cần tuân thủ những quy định nào của pháp luật để đảm bảo không thuộc trường hợp bị cấm đấu thầu?

Anh và em trai ruột cùng làm trong một dự án có vốn Nhà nước. Anh làm thiết kế công trình, em trai anh là người thẩm định công trình trên. Anh muốn hỏi trong trường hợp hai anh em làm việc với các vai trò như trên thì quy định pháp luật có cấm không?

Dự án có sử dụng vốn Nhà nước là gì?

>> Mới nhất Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành Tải

Theo khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 định nghĩa về dự án sử dụng vốn nhà nước là các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh.

Vốn ngân sách Nhà nước là gì?

Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 định nghĩa về ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Vậy, vốn ngân sách Nhà nước là tất cả các nguồn vốn được tính dựa trên các khoản thu, chi của Nhà nước.

Trường hợp cấm đấu thầu

Những điều kiện cần tuân thủ khi thực hiện việc đấu thầu

Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động đấu thầu?

Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu, cụ thể:

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ.

- Lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.

- Thông thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

+ Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu;

+ Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu;

+ Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên không tham gia thỏa thuận.

- Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:

+ Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;

+ Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

- Cản trở, bao gồm các hành vi sau đây:

+ Hủy hoại, lừa dối, thay đổi, che giấu chứng cứ hoặc báo cáo sai sự thật; đe dọa, quấy rối hoặc gợi ý đối với bất kỳ bên nào nhằm ngăn chặn việc làm rõ hành vi đưa, nhận, môi giới hối lộ, gian lận hoặc thông đồng đối với cơ quan có chức năng, thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán;

+ Các hành vi cản trở đối với nhà thầu, nhà đầu tư, cơ quan có thẩm quyền về giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

- Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

+ Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

+ Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

+ Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

+ Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

+ Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

+ Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

+ Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

+ Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

+ Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;

+ Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích chỉ định thầu hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

- Tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin sau đây về quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư:

+ Nội dung hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước thời điểm phát hành theo quy định;

+ Nội dung hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, sổ tay ghi chép, biên bản cuộc họp xét thầu, các ý kiến nhận xét, đánh giá đối với từng hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Nội dung yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu, nhà đầu tư trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Báo cáo của bên mời thầu, báo cáo của tổ chuyên gia, báo cáo thẩm định, báo cáo của nhà thầu tư vấn, báo cáo của cơ quan chuyên môn có liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi công khai kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trước khi được công khai theo quy định;

+ Các tài liệu khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được đóng dấu mật theo quy định của pháp luật.

- Chuyển nhượng thầu, bao gồm các hành vi sau đây:

+ Nhà thầu chuyển nhượng cho nhà thầu khác phần công việc thuộc gói thầu có giá trị từ 10% trở lên hoặc dưới 10% nhưng trên 50 tỷ đồng (sau khi trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ) tính trên giá hợp đồng đã ký kết;

+ Chủ đầu tư, tư vấn giám sát chấp thuận để nhà thầu chuyển nhượng công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu, trừ phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ đã kê khai trong hợp đồng.

+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.”

Vì trường hợp của anh không thuộc các điều cấm về đảm bảo công bằng, minh bạch, cụ thể trường hợp của hai anh không phải là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu mà Luật Đấu thầu 2013 đã quy định nên anh và em trai ruột có thể cùng làm trong một dự án có vốn Nhà nước trên.

Đấu thầu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đấu thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi thực hiện việc đấu thầu thì cần tuân thủ những quy định nào của pháp luật để đảm bảo không thuộc trường hợp bị cấm đấu thầu?
Pháp luật
Thời hạn và quy trình cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu được quy định như thế nào? Thông báo mời chào hàng có bắt buộc phải đăng tải không?
Pháp luật
Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng có phải đăng tải trên Báo đấu thầu không? Trường hợp không đăng tải thì có bị xử phạt gì không?
Pháp luật
Có được phép tiếp tục đánh giá nhà thầu xếp thứ hai khi nhà thầu thứ nhất không còn đạt chất lượng hay cần phải hủy thầu và tổ chức đấu thầu lại?
Pháp luật
Thời gian chuẩn bị, đánh giá và có hiệu lực của hồ sơ dự thầu được pháp luật quy định như thế nào? Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm những gì?
Pháp luật
Nhà thầu có bắt buộc phải đấu thầu do Ủy ban nhân dân xã tổ chức để lựa chọn tổ thu gom rác thải hay không?
Pháp luật
Đấu thầu thiết bị điện tử theo hình thức chào hàng cạnh tranh: Phạm vi áp dụng, quy trình chào hàng cạnh tranh được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tham gia đấu thầu đất thực hiện dự án nhưng không thực hiện mục tiêu dự án theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư có được không?
Pháp luật
Nêu nhãn hiệu hàng hóa trong chào hàng cạnh tranh có vi phạm gì trong quy định về đấu thầu hay không? Quy định về việc yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa ra sao?
Pháp luật
Có được đồng thời làm giám đốc dự án và làm giám sát công trình không? Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đấu thầu
3,370 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đấu thầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đấu thầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào