Việc kê biên tài sản đối với tài sản là lương thực của người phải thi hành án được thực hiện trong trường hợp nào?
- Cơ quan thi hành án dân sự có được kê biên tài sản đối với tài sản là lương thực của người phải thi hành án không?
- Việc kê biên tài sản đối với tài sản là lương thực của người phải thi hành án được thực hiện trong trường hợp nào?
- Chấp hành viên có thể tự định giá đối với tài sản kê biên khi không ký được hợp đồng dịch vụ hay không?
Cơ quan thi hành án dân sự có được kê biên tài sản đối với tài sản là lương thực của người phải thi hành án không?
Căn cứ Điều 87 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về các loại tài sản không dược kê biên như sau:
Tài sản không được kê biên
1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;
đ) Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
e) Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.
Như vậy, cơ quan thi hành án dân sự không được phép kê biên tài sản đối với lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới.
Việc kê biên tài sản đối với tài sản là lương thực của người phải thi hành án được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 97 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc kê biên hoa lợi như sau:
Kê biên hoa lợi
Trường hợp người phải thi hành án có tài sản mang lại hoa lợi, Chấp hành viên kê biên hoa lợi đó để bảo đảm thi hành án. Đối với hoa lợi là lương thực, thực phẩm thì khi kê biên, Chấp hành viên phải để lại một phần để người phải thi hành án và gia đình họ sinh sống theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 87 của Luật này.
Theo quy định trên, nếu tài sản của người thi hành án mang lại hoa lợi, mà hoa lợi ở đây là lương thực thì Chấp hành viên lúc này có thể tiến hành kê biên tài sản đối với lương thực của người phải thi hành án.
Khi tiến hành kê biên tài sản thì Chấp hành viên cần bảo đảm sẽ để lại một phần lương thực để người phải thi hành án và gia đình họ sinh sống cho tới khi đến đợt thu hoa lợi tiếp theo.
Việc kê biên tài sản đối với lương thực của người phải thi hành án được thực hiện trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Chấp hành viên có thể tự định giá đối với tài sản kê biên khi không ký được hợp đồng dịch vụ hay không?
Căn cứ Điều 98 Luật Thi hành àn dân sự 2008 quy định về trường hợp Chấp hành viên định xác định giá tài sản kê biên như sau:
3. Chấp hành viên xác định giá trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện được việc ký hợp đồng dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tài sản kê biên thuộc loại tươi sống, mau hỏng hoặc có giá trị nhỏ mà đương sự không thoả thuận được với nhau về giá. Chính phủ quy định về tài sản có giá trị nhỏ.
Bên cạnh đó, tại Điều 36 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc xác định giá đối với tài sản kê biên như sau:
Xác định giá đối với tài sản kê biên
1. Trường hợp không ký được hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự, Chấp hành viên có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên; trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên. Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên mà cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn không có ý kiến bằng văn bản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
...
Nếu Chấp hành viên không ký được hợp đồng dịch vụ để định giá tài sản kê biên thì có thể lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản kê biên.
Trường hợp vẫn không thể ký được hợp đồng thì Chấp hành viên tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên.
Việc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan phải lập thành văn bản hoặc biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn đó.
Như vậy, Chấp hành viên không thể tự định giá đối với tài sản kê biên khi không ký được hợp đồng dịch vụ mà ký hợp đồng ới tổ chức thẩm định giá ngoài địa bàn hoặc tham khảo ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chuyên môn quản lý ngành, lĩnh vực của tài sản kê biên trước khi xác định giá của tài sản kê biên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?