Việc đình chỉ hoạt động bù trừ và hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ được pháp luật về chứng khoán quy định như thế nào?
Thành viên bù trừ là gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 Luật Chứng khoán 2019 thì thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận trở thành thành viên bù trừ.
Trường hợp nào Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam được ra quyết định đình chỉ đối với hoạt động bù trừ?
Đình chỉ hoạt động bù trừ và hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định đình chỉ đối với hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ trong các trường hợp sau:
- Thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán với nghĩa vụ thanh toán thiếu hụt vượt quá tổng số dư tài sản ký quỹ có thể sử dụng tại thời điểm xác định mất khả năng thanh toán và số dư tài sản đóng góp Quỹ bù trừ của chính thành viên bù trừ đó;
- Thành viên bù trừ không đóng góp đủ vào Quỹ bù trừ theo yêu cầu trong vòng 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ không hoàn trả đủ tiền hỗ trợ thanh toán từ Quỹ bù trừ, Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ và nguồn vốn của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày sử dụng;
- Thành viên bù trừ không chuyển đủ khoản tiền bồi thường trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp theo thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ không thực hiện giảm số lượng vị thế vượt quá giới hạn vị thế trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo vi phạm của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ không thực hiện nộp tài sản ký quỹ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thành viên bù trừ có từ 02 lần trở lên trong 01 tháng hoặc trong 02 tháng liên tiếp bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam ra quyết định khiển trách;
- Thành viên bù trừ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
- Các trường hợp khác theo Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Thời gian đình chỉ hoạt động bù trừ là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì thời gian đình chỉ hoạt động bù trừ như sau:
- Đối với trường hợp thành viên bù trừ bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh thì thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
- Đối với trường hợp theo Quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận thì thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Đối với trường hợp quy định còn lại thì thời gian đình chỉ tối đa 90 ngày.
Khi nào thì thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ trong trường hợp sau:
- Thành viên bù trừ tự nguyện xin hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ và được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chấp thuận;
- Thành viên bù trừ bị hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Thông tư 58/2021/TT-BTC như sau:
+ Hết thời hạn đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh mà thành viên bù trừ không khắc phục được vi phạm theo yêu cầu của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước;
+ Chấm dứt tự nguyện hoặc bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấm dứt bắt buộc hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
+ Bị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ra quyết định hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch hoặc thành viên giao dịch đặc biệt;d) Các trường hợp khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
+ Các trường hợp khác do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Lưu ý: Việc hủy bỏ tư cách thành viên bù trừ chỉ được thực hiện sau khi thành viên bù trừ đã hoàn tất việc chuyển khoản vị thế, ký quỹ để tất toán tài khoản khách hàng, thanh lý vị thế và hoàn tất nghĩa vụ thanh toán trên tài khoản tự doanh (nếu có) và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Thông tư 58/2021/TT-BTC.
Như vậy, trên đây là các trường hợp thành viên bù trừ bị đình chỉ hoạt động bù trừ. Lưu ý, trong thời hạn đình chỉ, thành viên bù trừ phải khắc phục những lý do khiến mình bị đình chỉ. Quá thời hạn này thì thành viên bù trừ sẽ bị hủy bỏ tư cách thành viên theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích tập thể Lao động xuất sắc chuẩn Quyết định 999? Hướng dẫn cách viết mẫu?
- Trích biên bản họp chi bộ kiểm điểm Đảng viên năm 2024? Trích biên bản họp kiểm điểm Đảng viên của chi bộ năm 2024?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục mới nhất?
- Bài hát về ngày 22 tháng 12? Những bài hát về Quân đội nhân dân Việt Nam? 22 tháng 12 công nhân quốc phòng được nghỉ làm?
- Tải về mẫu báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng mới nhất? Nội dung Báo cáo có bao gồm dự toán xây dựng?