Ngân hàng giám sát thực hiện hoạt động giám sát quỹ như thế nào? Trong việc giám sát đầu tư, ngân hàng giám sát có trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi một ngân hàng giám sát thực hiện việc giám sát trong phạm vi thế nào? Trách nhiệm của ngân hàng giám sát là gì trong các hoạt động giám sát của mình? Và việc chấm dứt cung cấp dịch vụ của ngân hàng giám sát xảy ra trong các trường hợp nào?

Ngân hàng giám sát thực hiện việc giám sát quỹ trong phạm vi nào?

Phạm vi giám sát quỹ của ngân hàng giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ có liên quan tới quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC.

Ngân hàng giám sát thực hiện hoạt động giám sát quỹ 

Ngân hàng giám sát có trách nhiệm gì trong hoạt động giám sát đầu tư?

Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát đầu tư của công ty quản lý quỹ đối với tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán được quy định tại khoản 2 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC, cụ thể: 

- Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát việc xác định giá tài sản ròng; kiểm tra, bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một lô chứng chỉ quỹ, giá trị tài sản ròng trên một cổ phiếu là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại Điều lệ quỹ; 

- Giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, kiểm tra lại bảo đảm loại tài sản đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư là phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay theo quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ, công ty đầu tư chứng khoán với công ty quản lý quỹ và người có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tại Điều lệ quỹ; Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời các hậu quả phát sinh trong thời hạn theo quy định; 

- Giám sát việc tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; 

- Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán, các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định tại Điều lệ quỹ; 

- Giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán; 

- Xác nhận các báo cáo về giá trị tài sản ròng, hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ lập. 

Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong việc lập và lưu trữ hồ sơ

Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC thì ngân hàng giám sát có trách nhiệm sau:

- Lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ quy định pháp luật của công ty quản lý quỹ. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 

- Khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ. 

Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của ngân hàng giám sát

Khoản 5 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC quy định ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết, có liên quan; thông tin về tổ chức phát hành mà quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư để ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó thì ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi tài liệu, thông tin nhận được từ công ty quản lý quỹ. 

Các dịch vụ mà ngân hàng giám sát được cung cấp

Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của quỹ, công ty đầu tư chứng khoán cho công ty quản lý quỹ theo quy định tại khoản 6 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC tuy nhiên phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tại ngân hàng giám sát phải tách biệt về tổ chức nhân sự, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử khách hàng, đối với các bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của ngân hàng giám sát.

- Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng phải có nhân viên có chứng chỉ kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kiểm toán hoặc kế toán hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants), CA (Chartered Accountants), ACA (Associate Chartered Accountants) hoặc bằng đại học trở lên chuyên ngành kế toán, kiểm toán.

Các trường hợp ngân hàng giám sát chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán

Theo quy định tại khoản 10 Điều 75 Thông tư 98/2020/TT-BTC thì ngân hàng giám sát chấm dứt cung cấp dịch vụ đối với quỹ, công ty đầu tư chứng khoán trong các trường hợp sau: 

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; 

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lưu ký, hợp đồng giám sát; 

- Quỹ, công ty đầu tư chứng khoán hết thời gian hoạt động; bị giải thể, bị chia, bị tách, bị hợp nhất, bị sáp nhập; 

- Theo quyết định của Đại hội nhà đầu tư của quỹ, Đại hội đồng cổ đông công ty đầu tư chứng khoán. 

Chứng khoán TỔNG HỢP CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHỨNG KHOÁN
Ngân hàng giám sát
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cấm thực hiện hoạt động về chứng khoán là một biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật về chứng khoán đúng không?
Pháp luật
Sản phẩm tài chính là gì? Tổ chức phát hành thực hiện chào bán sản phẩm tài chính cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Chứng khoán kinh doanh gồm những loại nào? Thời điểm ghi nhận các khoản chứng khoán kinh doanh được xác định ra sao?
Pháp luật
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là gì? Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh là dự phòng tổn thất tài sản đúng không?
Pháp luật
Như thế nào để được xem là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Tại sở giao dịch chứng khoán có các lệnh giao dịch nào? Nội dung của các lệnh giao dịch chứng khoán được quy định thế nào?
Pháp luật
Vợ có phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ việc nhận thừa kế chứng khoán từ chồng đã mất hay không?
Pháp luật
Người sở hữu chứng khoán của công ty đại chúng được nhận các quyền phát sinh liên quan đến chứng khoán mà mình sở hữu khi nào?
Pháp luật
Yêu cầu về kinh nghiệm đối với Chuyên viên chính về quản lý hoạt động chứng khoán? Quyền hạn của chức danh này?
Pháp luật
Chứng khoán chờ về là gì? Nhà đầu tư có được đặt lệnh bán đối với chứng khoán chờ về hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chứng khoán
8,717 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chứng khoán Ngân hàng giám sát
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào