Việc di dời mốc đo đạc được thực hiện trong những trường hợp nào? Việc di dời mốc đo đạc do ảnh hưởng của thiên tai làm hư hỏng vị trí được thực hiện như thế nào?
Công trình hạ tầng đo đạc có bao gồm mốc đo đạc không?
Tại khoản 2 Điều 35 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 quy định về các loại công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Các loại công trình hạ tầng đo đạc
1. Công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành.
2. Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản bao gồm:
a) Điểm gốc đo đạc quốc gia;
b) Mốc đo đạc quốc gia;
c) Trạm định vị vệ tinh quốc gia;
d) Trạm thu dữ liệu viễn thám quốc gia.
3. Công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành bao gồm:
a) Mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành;
b) Trạm định vị vệ tinh chuyên ngành;
c) Trạm thu dữ liệu viễn thám chuyên ngành.
Theo đó, công trình hạ tầng đo đạc bao gồm công trình hạ tầng đo đạc cơ bản và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành được quy định cụ thể trên.
Công trình hạ tầng đo đạc cơ bản có bao gồm mốc đo đạc quốc gia và công trình hạ tầng đo đạc chuyên ngành có bao gồm mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành.
Mốc đo đạc (Hình từ Internet)
Việc di dời mốc đo đạc được thực hiện trong những trường hợp nào?
Mốc đo đạc là mốc được xây dựng cố định trên mặt đất theo quy chuẩn kỹ thuật dùng để thể hiện vị trí điểm đo đạc. Mốc đo đạc bao gồm mốc đo đạc quốc gia và mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành theo khoản 5 Điều 3 Luật Đo đạc và bản đồ 2018 giải thích.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định về di dời, phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Di dời, phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc
...
3. Việc di dời, phá dỡ mốc đo đạc, trạm định vị vệ tinh được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh mà công trình hạ tầng đo đạc không thể tiếp tục duy trì sự tồn tại hoặc không hoạt động bình thường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật;
b) Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thiên tai làm mất, hư hỏng và tác động ngoại cảnh khác làm mất, hư hỏng, thay đổi vị trí mốc đo đạc;
c) Hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng hoặc đã có công trình hạ tầng đo đạc khác thay thế.
....
Theo đó, việc di dời mốc đo đạc được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh mà công trình hạ tầng đo đạc không thể tiếp tục duy trì sự tồn tại hoặc không hoạt động bình thường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật;
- Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thiên tai làm mất, hư hỏng và tác động ngoại cảnh khác làm mất, hư hỏng, thay đổi vị trí mốc đo đạc;
- Hết hạn sử dụng, không còn giá trị sử dụng hoặc đã có công trình hạ tầng đo đạc khác thay thế.
Việc di dời mốc đo đạc do ảnh hưởng của thiên tai làm hư hỏng vị trí được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 17 Nghị định 27/2019/NĐ-CP quy định về di dời, phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc như sau:
Di dời, phá dỡ công trình hạ tầng đo đạc
...
6. Việc di dời mốc đo đạc do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thiên tai và tác động ngoại cảnh khác làm mất, hư hỏng, thay đổi vị trí được thực hiện như sau:
a) Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan quản lý mốc đo đạc chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán di dời các mốc đo đạc thuộc phạm vi quản lý của mình, tổ chức triển khai thực hiện việc di dời sau khi được phê duyệt;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán di dời các mốc đo đạc thuộc phạm vi quản lý của mình, tổ chức triển khai thực hiện việc di dời sau khi được phê duyệt.
....
Theo đó, việc di dời mốc đo đạc do ảnh hưởng của thiên tai làm hư hỏng vị trí được thực hiện như sau:
- Cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan quản lý mốc đo đạc chuyên ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán di dời các mốc đo đạc thuộc phạm vi quản lý của mình, tổ chức triển khai thực hiện việc di dời sau khi được phê duyệt;
- Cơ quan quản lý chuyên ngành về đo đạc và bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán di dời các mốc đo đạc thuộc phạm vi quản lý của mình, tổ chức triển khai thực hiện việc di dời sau khi được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?