Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm mục đích gì theo quy định hiện nay? Những cấp trường học nào cần đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ?
Những cấp trường học nào cần đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT quy định về các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về hoạt động chữ thập đỏ trong trường học, bao gồm: hoạt động chữ thập đỏ của thanh niên, thiếu niên trong trường học, tập huấn sơ cấp cứu trong trường học, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh niên, thiếu niên và cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
2. Thông tư này áp dụng đối với các trường học, bao gồm: cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là trường học); các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Như vậy, hoạt động chữ thập đỏ được áp dụng đối với các cấp trường học như cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp.
Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm mục đích gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu khi tham gia Hội chữ thập đỏ như sau:
Mục đích, yêu cầu
1. Góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về chăm sóc sức khỏe, sơ cứu, cấp cứu, ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho thanh niên, thiếu niên; vận động và tổ chức cho thanh niên, thiếu niên tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, qua đó giáo dục lòng nhân ái cho thanh niên, thiếu niên.
2. Làm căn cứ để nhà trường triển khai các hoạt động chữ thập đỏ trong trường học đảm bảo thiết thực, hiệu quả, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy và học, rèn luyện và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
3. Đoàn kết, tập hợp thanh niên, thiếu niên; truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thanh niên, thiếu niên trong các hoạt động nhân đạo, qua đó góp phần giáo dục lòng nhân ái, sự sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.
Theo đó, việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm góp phần trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về chăm sóc sức khỏe, sơ cứu, cấp cứu, ứng phó với các tình huống khẩn cấp cho thanh thiếu niên; vận động và tổ chức cho thanh thiếu niên tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện, qua đó giáo dục lòng nhân ái cho thanh thiếu niên.
Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ còn góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy và học, rèn luyện và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. tạo sự đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên.
Ngoài ra, hoạt động này còn nhằm mục đích truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm của thanh niên, thiếu niên trong các hoạt động nhân đạo, qua đó góp phần giáo dục lòng nhân ái, sự sẻ chia, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống.
Việc đẩy mạnh hoạt động chữ thập đỏ trong trường học nhằm mục đích gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Công tác đưa hoạt động chữ thập đỏ vào trường học để tiếp cận với thanh thiếu niên phải được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 07/2014/TT-BGDĐT quy định về tuyên truyền, phổ biến giáo dục lòng nhân ái và chăm sóc sức khỏe cho thanh thiếu niên như sau:
(1) Tuyên truyền cho thanh niên, thiếu niên về các giá trị nhân đạo, phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Luật nhân đạo quốc tế, Luật hoạt động chữ thập đỏ, tổ chức và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, giúp thay đổi nhận thức và hành vi, biết giúp đỡ người dễ bị tổn thương trong xã hội và có trách nhiệm với cộng đồng.
(2) Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu cho thanh niên, thiếu niên theo các quy định hiện hành về công tác y tế trường học. Củng cố và phát triển các góc truyền thông chăm sóc sức khỏe, tủ thuốc y tế, đặc biệt phát triển vườn cây thuốc nam trong các trường học (nếu có điều kiện).
(3) Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác chữ thập đỏ trường học hằng năm. Cán bộ, giáo viên sau khi tập huấn cần phối hợp chặt chẽ với cán bộ phụ trách y tế trường học, tổ chức Đoàn, Đội trong trường học hướng dẫn kiến thức, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu cho thanh niên, thiếu niên.
(4) Thành lập các đội sơ cứu, cấp cứu trong trường học; phòng, chống tai nạn thương tích; phòng ngừa, ứng phó thảm họa; phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS; phòng, chống tệ nạn xã hội; tuyên truyền, vận động hiến máu nhân đạo, kỹ năng sống trong tình huống khẩn cấp, kỹ năng làm việc nhóm.
(4) Tổ chức định kỳ các hoạt động vệ sinh trong trường học và khu vực xung quanh trường học; giám sát việc giữ gìn vệ sinh trong trường học. Tổ chức các hoạt động diễn tập sơ cứu, cấp cứu, phòng ngừa và ứng phó khi có thảm họa, thiên tai xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?