Việc đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào?
- Việc đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào?
- Có những mức đánh giá xếp loại nào đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
- Kết quả đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp được sử dụng làm căn cứ để thực hiện những nội dung gì?
Việc đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về thời hạn định kỳ đánh giá xếp loại như sau:
Thời hạn định kỳ đánh giá xếp loại
1. Đối với các đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt Nam, các Ban Quản lý dự án (sau đây gọi là đơn vị trực thuộc) và BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh): Thực hiện hàng năm.
2. Đối với phòng, văn phòng trực thuộc BHXH tỉnh (sau đây gọi chung là phòng nghiệp vụ) và BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện): Thực hiện hàng quý.
3. Đối với công chức, viên chức: Thực hiện hàng quý.
Riêng Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc BHXH tỉnh tạm xếp loại hàng quý. Cuối năm khi có kết quả đánh giá, xếp loại đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam (Tổng Giám đốc) sẽ đánh giá, xếp loại chính thức đối với Thủ trưởng đơn vị trực thuộc và Giám đốc BHXH tỉnh.
Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện hàng năm.
Việc đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thực hiện theo thời hạn nào? (Hình từ Internet)
Có những mức đánh giá xếp loại nào đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định về mức đánh giá xếp loại và mức hưởng thu nhập bổ sung như sau:
Mức đánh giá xếp loại và mức hưởng thu nhập bổ sung
1. Đơn vị trực thuộc và BHXH tỉnh được đánh giá và xếp theo 4 loại: A (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), B (Hoàn thành tốt nhiệm vụ), C (Hoàn thành nhiệm vụ), D (Không hoàn thành nhiệm vụ) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1; 0,97; 0,94; 0,9.
2. Phòng nghiệp vụ và BHXH huyện đánh giá và xếp loại theo 4 loại: A (Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ), B (Hoàn thành tốt nhiệm vụ), C (Hoàn thành nhiệm vụ), D (Không hoàn thành nhiệm vụ) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1; 0,97; 0,94; 0,9.
3. Công chức, viên chức được xếp theo 4 loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A), Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B), Hoàn thành nhiệm vụ (C), Không hoàn thành nhiệm vụ (D) tương ứng hưởng hệ số thu nhập bổ sung là 1,3; 1; 0,7; 0. Loại D và các trường hợp không xếp loại không được hưởng tiền thưởng và thu nhập bổ sung.
4. Các trường hợp công chức, viên chức không đánh giá, xếp loại được quy định riêng tại Điều 10 Quyết định này.
Như vậy, theo quy định thì đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được đánh giá xếp loại theo 04 mức, cụ thể:
(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A),
(2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B),
(3) Hoàn thành nhiệm vụ (C),
(4) Không hoàn thành nhiệm vụ (D).
Kết quả đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp được sử dụng làm căn cứ để thực hiện những nội dung gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Quyết định 666/QĐ-BHXH năm 2019 quy định những nguyên tắc chung như sau:
Những nguyên tắc chung
1. Việc đánh giá, xếp loại đơn vị, công chức, viên chức, lao động hợp đồng phải phản ánh đúng kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; đảm bảo công bằng, khách quan, công khai, dân chủ, chính xác; không mang tính bình quân, hình thức, không thiên vị, nể nang, trù dập.
2. Căn cứ chủ yếu để xếp loại đơn vị là khối lượng, chất lượng, tính chất, mức độ phức tạp, tiến độ thực hiện công việc được giao theo chức năng nhiệm vụ; sự chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong tham mưu, phối hợp công tác; sự đoàn kết thống nhất trong tập thể đơn vị.
3. Căn cứ chủ yếu để xếp loại công chức, viên chức, lao động hợp đồng (gọi chung là công chức, viên chức) là khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công việc được giao theo chức danh, vị trí việc làm và ý thức chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, nội quy, quy chế của Ngành, của cơ quan, đơn vị.
Việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải dựa vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu không được cao hơn mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại đơn vị, công chức, viên chức được sử dụng làm căn cứ để xét thưởng quý, năm, xét hưởng thu nhập bổ sung và các mục đích, yêu cầu khác theo quy định của Ngành trên nguyên tắc dùng tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập chính đáng làm đòn bẩy kinh tế để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc.
Như vậy, theo quy định, kết quả đánh giá xếp loại đối với các đơn vị sự nghiệp được sử dụng làm căn cứ để xét thưởng quý, năm, xét hưởng thu nhập bổ sung và các mục đích, yêu cầu khác theo quy định của Ngành Bảo hiểm xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?