Việc đăng ký kết hôn lưu động có được thực hiện trong trường hợp địa bàn dân cư cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân xã không?
Việc đăng ký kết hôn lưu động có được thực hiện trong trường hợp địa bàn dân cư cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân xã không?
Việc đăng ký kết hôn lưu động được quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch
1. Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
đ) Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
e) Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 24 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:
Các trường hợp đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động
1. Trường hợp trẻ em sinh ra mà cha mẹ bị khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký khai sinh cho con; cha mẹ bị bắt, tạm giam hoặc đang thi hành án phạt tù mà không còn ông bà nội, ngoại và người thân thích khác hoặc những người này không thể đi đăng ký khai sinh cho trẻ thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai sinh lưu động.
Trường hợp người chết không có người thân thích, người thân thích không sống cùng địa bàn xã hoặc là người già, yếu, khuyết tật không đi đăng ký khai tử được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký khai tử lưu động.
Trường hợp hai bên nam, nữ cùng thường trú trên địa bàn cấp xã mà một hoặc cả hai bên nam, nữ là người khuyết tật, ốm bệnh không thể đi đăng ký kết hôn được thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký kết hôn lưu động.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định tổ chức đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn lưu động.
...
Như vậy, theo quy định, việc đăng ký kết hôn lưu động có thể được thực hiện trong trường hợp địa bàn dân cư cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân xã.
Trong trường hợp này công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động.
Việc đăng ký kết hôn lưu động có được thực hiện trong trường hợp địa bàn dân cư cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân xã không? (Hình từ Internet)
Thủ tục đăng ký kết hôn lưu động được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 04/2020/TT-BTP thì thủ tục đăng ký kết hôn lưu động được thực hiện như sau:
(1) Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã được giao nhiệm vụ đăng ký kết hôn lưu động chuẩn bị đầy đủ mẫu Tờ khai, giấy tờ hộ tịch và điều kiện cần thiết để thực hiện đăng ký lưu động.
Tại địa điểm đăng ký lưu động, công chức tư pháp hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh về điều kiện kết hôn của các bên;
Hướng dẫn người dân điền đầy đủ thông tin trong Tờ khai đăng ký kết hôn; viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
(2) Trong thời hạn 05 ngày, nếu xét thấy các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, công chức tư pháp hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, sau đó tiến hành trao Giấy chứng nhận kết hôn cho các bên tại địa điểm đăng ký lưu động.
Ai có trách nhiệm bố trí nguồn lực, kinh phí để đảm bảo cho công tác đăng ký kết hôn lưu động?
Trách nhiệm bố trí nguồn lực, kinh phí để đảm bảo cho công tác đăng ký kết hôn lưu động được quy định tại khoản 3 Điều 43 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm thi hành
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này, thực hiện các biện pháp sau nhằm bảo đảm hiệu quả đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn:
a) Chỉ đạo công chức làm công tác hộ tịch đăng ký đầy đủ, kịp thời, đúng quy định pháp luật các sự kiện hộ tịch xảy ra trên địa bàn; thực hiện thông báo việc đăng ký hộ tịch và cập nhật các sự kiện hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch;
b) Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với công chức tư pháp - hộ tịch trong việc đôn đốc, rà soát các việc sinh, tử chưa được đăng ký trên địa bàn, có giải pháp tháo gỡ khó khăn, bảo đảm quyền đăng ký hộ tịch của người dân.
c) Căn cứ tình hình thực tiễn, có kế hoạch bố trí nguồn lực, kinh phí và chỉ đạo công tác đăng ký hộ tịch lưu động tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng, bố trí công chức làm công tác hộ tịch không đúng quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm lên kế hoạch bố trí nguồn lực, kinh phí để đảm bảo cho công tác đăng ký kết hôn lưu động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?