Việc đảm bảo cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc trách nhiệm của ai theo quy định pháp luật?
Đảm bảo cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc trách nhiệm của ai?
Tại Điều 19 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm bảo đảm cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
- Bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và cung cấp thủ tục hành chính được thực hiện trên môi trường điện tử đối với:
+ Thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của bộ, cơ quan;
+ Thủ tục hành chính được cấp có thẩm quyền giao xây dựng giải pháp cung cấp tập trung trên toàn quốc;
+ Nhóm thủ tục hành chính có liên quan đến nhau thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đối với thủ tục hành chính thuộc phạm vi giải quyết của địa phương, trừ những thủ tục hành chính được nêu tại khoản 1 Điều này.
Do đó tùy theo nhóm thủ tục và tùy theo phạm vi sẽ thuộc trách nhiệm lần lượt của Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh…
Đảm bảo cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
Kiểm soát việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định nội dung kiểm soát việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
- Cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử được kiểm soát về nghiệp vụ và về kỹ thuật trong quá trình xây dựng và vận hành.
- Việc kiểm soát về nghiệp vụ bao gồm đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, hiệu quả trong quá trình lựa chọn thủ tục, mức độ bảo đảm về danh tính, xác thực điện tử đối với thủ tục, tổ chức các giải pháp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và trong quá trình rà soát việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Việc kiểm soát về kỹ thuật bao gồm đánh giá theo các tiêu chuẩn về thiết kế hệ thống; kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo đảm an toàn thông tin, toàn vẹn dữ liệu; thời gian phản hồi của hệ thống; khả năng lưu trữ dữ liệu; thời gian xử lý, khắc phục lỗi; mức độ thân thiện của giao diện người dùng.
Quy trình để thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử là gì?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 45/2020/NĐ-CP quy định quy trình tổ chức xây dựng và thực hiện giải pháp bảo đảm phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử như sau:
- Cơ quan, đơn vị có chức năng kiểm soát thủ tục hành chính phối hợp cơ quan, đơn vị chuyên môn của bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh rà soát các nhóm thủ tục hành chính liên thông, thủ tục hành chính thuộc danh mục ưu tiên thực hiện đã được phê duyệt; đơn giản hóa thành phần hồ sơ thông qua đánh giá các nguồn dữ liệu đã có và mức độ sẵn sàng tích hợp, cung cấp thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử qua các giải pháp:
+ Bổ sung vào biểu mẫu điện tử các thông tin trong những thành phần hồ sơ có thể kiểm tra, xác thực được thông tin do đã tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. Đối với những thành phần hồ sơ loại này không yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp, đăng tải hoặc dẫn nguồn;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng tải bản điện tử, bản sao điện tử có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc dẫn nguồn tài liệu đối với các giấy tờ, tài liệu kết quả giải quyết thủ tục hành chính trước đó;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân đăng tải bản điện tử phù hợp quy chuẩn đối với các giấy tờ, tài liệu không phải kết quả giải quyết thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của giấy tờ, tài liệu do tổ chức, cá nhân đăng tải.
- Đơn giản hóa quy trình, thời gian thực hiện và các bộ phận cấu thành khác của thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính.
- Xác định giải pháp nghiệp vụ giải quyết thủ tục hành chính; giải pháp định danh, mức độ bảo đảm an toàn của các phương thức xác thực điện tử; giải pháp tích hợp, chia sẻ, khai thác thông tin với các nguồn dữ liệu, dịch vụ công có liên quan và các giải pháp kỹ thuật khác.
- Trên cơ sở các phương án đơn giản hóa và các giải pháp được nêu tại khoản 1, 2 của Điều này, người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc cung cấp thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật về giao diện, truy cập, tương tác, kết nối, chia sẻ dữ liệu, lưu trữ, bảo mật theo quy định.
- Dịch vụ được chạy thử nghiệm trong 02 tháng và hoàn thiện trước khi vận hành chính thức trên Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?