Việc chỉ định Quản tài viên được thực hiện dựa trên những căn cứ nào? Văn bản chỉ định gồm những nội dung chủ yếu nào?
Việc chỉ định Quản tài viên được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật Phá sản 2014 quy định về chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
2. Căn cứ chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
a) Cá nhân có chứng chỉ hành nghề Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không có lợi ích liên quan đến vụ việc phá sản;
d) Tính chất của việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không phải là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.
...
Theo quy định trên, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán có trách nhiệm chỉ định Quản tài viên.
Việc chỉ định Quản tài viên được thực hiện dựa trên những căn cứ được quy định tại khoản 2 Điều 45 nêu trên.
Quản tài viên (Hình từ Internet)
Văn bản chỉ định Quản tài viên gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Phá sản 2014 quy định về chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
...
3. Văn bản chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải có nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của chủ nợ; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
c) Tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
d) Tóm tắt nội dung yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Căn cứ để chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
e) Tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
g) Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
h) Thẩm phán ký tên và đóng dấu của Tòa án nhân dân.
Theo đó, văn bản chỉ định Quản tài viên gồm những nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 3 Điều 45 nêu trên.
Quản tài viên có thể bị thay đổi trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 46 Luật Phá sản 2014 về thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:
Thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể bị Thẩm phán quyết định thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này;
b) Có căn cứ chứng minh Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không thực hiện được nhiệm vụ.
2. Quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ việc xử lý tạm ứng chi phí của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi và gửi ngay cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền làm đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền xem xét lại quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, Chánh án Tòa án nhân dân xem xét, ban hành một trong các quyết định sau:
a) Không chấp nhận đề nghị xem xét lại quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
b) Hủy bỏ quyết định thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định của Chánh án Tòa án nhân dân quy định tại khoản 4 Điều này là quyết định cuối cùng.
6. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải trả lại toàn bộ tiền tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Trường hợp thay đổi theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán chi phí tương ứng với phần công việc đã thực hiện.
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thay đổi, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi phải thực hiện bàn giao toàn bộ công việc đã thực hiện cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mới.
8. Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi trong trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này hoặc không thực hiện bàn giao theo quy định tại khoản 7 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Quản tài viên có thể bị thay đổi trong những trường hợp sau:
+ Vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
+ Có căn cứ chứng minh Quản tài viên không khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ.
+ Trường hợp bất khả kháng mà Quản tài viên không thực hiện được nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?