Việc cấp tín dụng hợp vốn có phải sẽ được thực hiện khi tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của một dự án đầu tư hay không?
Cấp tín dụng hợp vốn là gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 42/2011/TT-NHNN quy định về cấp tín dụng hợp vốn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cấp tín dụng hợp vốn: Là việc có từ hai (02) tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 1 Thông tư 42/2011/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2016/TT-NHNN) quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về việc:
a) Cấp tín dụng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng nước ngoài đối với khách hàng thực hiện đầu tư dự án phương án sản xuất kinh doanh (sau đây gọi tắt là dự án) tại Việt Nam; khách hàng là người cư trú thực hiện đầu tư dự án tại nước ngoài;
b) Cấp tín dụng hợp vốn không có sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài đối với người không cư trú thực hiện đầu tư dự án tại nước ngoài.
2. Trường hợp cấp tín dụng hợp vốn đối với người không cư trú thực hiện đầu tư dự án tại nước ngoài có sự tham gia của các tổ chức tín dụng nước ngoài, các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài thỏa thuận phù hợp với các quy định về quản lý ngoại hối.
Theo đó, cấp tín dụng hợp vốn là việc có từ hai (02) tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cấp tín dụng hợp vốn áp dụng đối với khách hàng thực hiện đầu tư dự án phương án sản xuất kinh doanh và các khách hàng à người cư trú thực hiện đầu tư dự án tại nước ngoài.
Việc cấp tín dụng hợp vốn có phải sẽ được thực hiện khi tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của một dự án đầu tư hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 42/211/TT-NHNN quy định về các trường hợp thực hiện cấp tín dụng hợp vốn của dự án đầu tư như sau:
Các trường hợp thực hiện cấp tín dụng hợp vốn
1. Nhu cầu xin cấp tín dụng để thực hiện dự án của khách hàng vượt giới hạn cấp tín dụng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
2. Khả năng tài chính và nguồn vốn của một tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án.
3. Nhu cầu phân tán rủi ro của tổ chức tín dụng.
4. Khách hàng có nhu cầu được cấp tín dụng từ nhiều tổ chức tín dụng khác nhau để thực hiện dự án.
5. Các tổ chức tín dụng cấp tín dụng hợp vốn đối với các dự án quan trọng theo chỉ đạo của Chính phủ.
Theo đó, trường hợp khả năng tài chính của tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dựa án đầu tư thì sẽ tiến hành việc cấp tín dụng hợp vốn.
Việc cấp tín dụng hợp vốn có phải sẽ được thực hiện khi tổ chức tín dụng không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của một dự án đầu tư hay không? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện cấp tín dụng hợp vốn thì các tổ chức tín dụng cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 42/2011/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 24/2016/TT-NHNN và khoản 4 Điều 1 Thông tư 24/2016/TT-NHNN) thì khi thực hiện cấp tín dụng hợp vốn cần tuân thủ một số nguyên tắc như sau:
- Việc cấp tín dụng hợp vốn được thực hiện trên cơ sở tham gia tự nguyện của các thành viên; theo nguyên tắc cùng thẩm định, cùng quyết định cấp tín dụng cho khách hàng và cùng tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động cấp tín dụng của mình.
- Các thành viên tham gia cấp tín dụng hợp vốn đóng góp vốn (hoặc nghĩa vụ) theo tỷ lệ tham gia được quy định trong hợp đồng hợp vốn, được hưởng các lợi ích (lãi và phí theo quy định) và chia sẻ các chi phí, rủi ro phát sinh được quy định trong hợp đồng hợp vốn. Các loại phí trong cấp tín dụng hợp vốn do bên cấp tín dụng hợp vốn và khách hàng thỏa thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
- Thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn có thể đóng vai trò là thành viên đầu mối dàn xếp cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối thanh toán, thành viên đầu mối nhận tài sản đảm bảo. Các thành viên thỏa thuận về thành viên đầu mối dàn xếp cấp tín dụng hợp vốn, thành viên đầu mối cấp tín dụng hợp vốn và thành viên đầu mối nhận tài sản bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Các tổ chức tín dụng nước ngoài khi tham gia cấp tín dụng hợp vốn không được thực hiện vai trò là thành viên đầu mối thanh toán.
- Các thành viên tham gia có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được phân công, nhận thù lao từ việc thực hiện các nhiệm vụ được các thành viên khác ủy quyền.
- Việc hợp vốn cấp tín dụng đối với từng nghiệp vụ cụ thể căn cứ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan đối với nghiệp vụ cụ thể đó.
- Các thành viên (trừ tổ chức tín dụng nước ngoài) phải đảm bảo tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước khi thực hiện cấp tín dụng hợp vốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?