Việc bồi thường đối với đất nuôi trồng thủy sản khi nhà nước tiến hành thu hồi đất được quy định như thế nào?
- Hạn mức giao đất đối với đất nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào?
- Việc bồi thường đối với đất nuôi trồng thủy sản khi nhà nước tiến hành thu hồi đất được quy định như thế nào?
- Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất đối với đất nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào?
Hạn mức giao đất đối với đất nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất như sau:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
...
Căn cứ khoản 1 Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
...
Theo đó, hạn mức giao đất đối với đất nuôi trồng thủy sản là không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Và không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
Đất nuôi trồng thủy sản (Hình từ Internet)
Việc bồi thường đối với đất nuôi trồng thủy sản khi nhà nước tiến hành thu hồi đất được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 77 Luật Đất đai 2013 quy định về bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân như sau:
Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;
b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.
Như vậy, trong trường hợp đất nuôi trồng thủy hải sản mà bạn đang sử dụng bị thu hồi thuộc trường hợp được bồi thường về đất thì Nhà nước sẽ bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền cho bạn.
Giá đất bồi thường sẽ được dựa theo mức giá tại bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất bạn đang sử dụng quyết định tại thời điểm thu hồi đất.
Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất đối với đất nuôi trồng thủy sản được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013 quy định về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;
b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
...
Theo đó, khi đất thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 76 nêu trên thì sẽ không được bồi thường về đất. Tuy nhiên người sử dụng vẫn sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất.
Như vậy, nếu đất nuôi trồng thủy sản mà bạn đang sử dụng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 nêu trên thì bạn sẽ không được bồi thường về đất.
Tuy nhiên bạn vẫn sẽ được bồi thường đối với chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?