Việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào?
- Xe máy chuyên dùng là gì?
- Điều kiện dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng
- Hồ sơ dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng
- Điều kiện để một cơ sở có thể đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng trong quân đội
- Cấp chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong quân đội đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như thế nào?
- Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong quân đội đạt yêu cầu về kiểm tra kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ ra sao?
Xe máy chuyên dùng là gì?
Khoản 20 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Điều kiện dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Thông tư 170/2021/TT-BQP về điều kiện dự bồi dưỡng kiến thức về giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng, được giao nhiệm vụ điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe;
- Có trong danh sách đề nghị của cơ quan xe - máy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy
Hồ sơ dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng
Khoản 2 Điều 47 Thông tư 170/2021/TT-BQP về các hồ sơ cần có để dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như sau:
- Đơn đề nghị dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
- Bản sao Giấy chứng minh quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, nâng lương, nâng quân hàm, hợp đồng lao động gần nhất còn hiệu lực;
- Quyết định giao nhiệm vụ điều khiển xe máy chuyên dùng do thủ trưởng cấp Trung đoàn và tương đương trở lên ký;
- 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định (ảnh chụp trên nền màu xanh; quân nhân mặc quân phục thường dùng; công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng mặc đồng phục; đeo biển tên theo quy định, không đội mũ).
Điều kiện để một cơ sở có thể đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng trong quân đội
Khoản 1 Điều 48 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng trong quân đội phải đủ các điều kiện sau:
- Có phòng học pháp luật giao thông đường bộ; đủ tài liệu giảng dạy, sa hình và hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định;
- Giáo viên giảng dạy phải có đủ tiêu chuẩn quy định giảng dạy trình độ sơ cấp và giấy phép lái xe ô tô quân sự.
Nhiệm vụ của cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ là gì?
Khoản 2 Điều 48 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về nhiệm vụ của cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật như sau:
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định tại Thông tư này;
- Báo cáo kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với cơ quan cấp trên và Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;
- Tổ chức kiểm tra, cấp Chứng chỉ cho người đạt yêu cầu;
- Lưu trữ hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.
Cấp chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong quân đội đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 51 Thông tư 170/2021/TT-BQP thì việc cấp chứng chỉ được thực hiện sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cấp Chứng chỉ cho người đạt yêu cầu, báo cáo danh sách về cơ quan xe - máy cấp trên và Cục Xe - Máy/Tổng cục kỹ thuật.
Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong quân đội đạt yêu cầu về kiểm tra kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ ra sao?
Điều 52 Thông tư 170/2021/TT-BQP quy định về việc cấp đổi, cấp lại chứng chỉ về kiến thức pháp luật giao thông đường bộ như sau:
- Người có Chứng chỉ bị hỏng, bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, được cấp đổi, cấp lại theo số hiệu Chứng chỉ đã cấp.
- Hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ;
+ Bản sao Chứng chỉ bị hỏng (bản chính được thu hồi khi cấp đổi); Bản tường trình có xác nhận của chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên đối với trường hợp mất Chứng chỉ;
+ Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý trực tiếp cấp Trung đoàn và tương đương trở lên;
+ 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định (ảnh chụp trên nền màu xanh; quân nhân mặc quân phục thường dùng; công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng mặc đồng phục; đeo biển tên theo quy định, không đội mũ)..
- Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đổi, cấp lại Chứng chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?