Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 170/2021/TT-BQP đào tạo sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự

Số hiệu: 170/2021/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Lê Huy Vịnh
Ngày ban hành: 23/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 170/2021/TT-BQP

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ; BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG TRONG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan, đơn vị quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.

2. Cơ sở đào tạo lái xe quân sự và cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong Bộ Quốc phòng.

3. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm xe ô tô; máy kéo; xe máy chuyên dùng; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy và các loại xe tương tự (bao gồm cả xe sử dụng động cơ điện).

2. Trọng tải thiết kế của xe ô tô chuyên dùng là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.

3. Xe máy chuyên dùng bao gồm xe máy chuyên dùng quân sự, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp thuộc biên chế của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong Bộ Quốc phòng tham gia giao thông đường bộ.

4. Cơ sở đào tạo lái xe quân sự là các cơ sở đào tạo trong Bộ Quốc phòng có chức năng đào tạo lái xe quân sự.

5. Giấy phép lái xe quân sự là giấy phép lái xe do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ủy quyền cho Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp cho quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân viên chức quốc phòng và người lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng để điều khiển một hoặc một số loại xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

6. Giấy phép lái xe dân sự là Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền ngoài Quân đội cấp cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới.

7. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là Chứng chỉ) là giấy chứng nhận cấp cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng tham gia giao thông đường bộ.

8. Thời gian lái xe là thời gian người có Giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong Giấy phép lái xe.

9. Số ki-lô-mét (km) lái xe an toàn là số km người có Giấy phép lái xe quân sự đã lái loại xe ghi trong Giấy phép lái xe quân sự không để xảy ra tai nạn loại A, B. Nếu để xảy ra mất an toàn thì số km an toàn được tính kể từ khi người lái xe thực hiện nhiệm vụ sau trường hợp mất an toàn

Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Giáo viên dạy thực hành lái xe không mang “Giấy phép dạy lái xe”, “Giấy phép xe tập lái” khi huấn luyện; học viên không có thẻ “Học viên” khi tập lái xe.

2. Chạy sai tuyến đường, thời gian quy định trong Giấy phép xe tập lái; giáo viên ngồi không đúng vị trí để bảo trợ tay lái cho học viên thực hành lái xe.

3. Giáo viên không có giáo án, bài giảng của môn học được phân công giảng dạy theo quy định.

4. Hoc viên không đủ điều kiện tương ứng với từng hạng đào tạo.

5. Đào tạo không đúng hạng Giấy phép lái xe quân sự được phép đào tạo; bố trí số lượng học viên tập lái trên xe tập lái vượt quá quy định.

6. Chấm điểm, đánh giá không chính xác trong kỳ sát hạch; để các dấu hiệu, ký hiệu trái quy định trong khu vực sát hạch.

7. Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ đào tạo, sát hạch, cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự; hồ sơ cấp Chứng chỉ theo quy định.

8. Cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự cho người không đủ điều kiện theo quy định hoặc người không có hồ sơ đề nghị của cơ quan có thẩm quyền. Cá nhân khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu không hợp pháp để được học, sát hạch, cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự.

9. Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc chứng chỉ sơ cấp nghề cho học viên sai quy định; cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người không đủ điều kiện.

10. Xe tập lái không trang bị thêm bộ phận hỗ trợ phanh cho giáo viên sử dụng hoặc có nhưng không có tác dụng; chở người, hàng hóa trên xe tập lái không đúng quy định.

Điều 5. Lưu trữ hồ sơ đào tạo, sát hạch, cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự

1. Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật lưu trữ các loại hồ sơ quy định tại Thông tư này như sau:

a) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1, các điểm a, b khoản 2 Điều 9 Thông tư này;

b) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13, điểm a khoản 1 Điều 14, điểm b khoản 1 Điều 15 Thông tư này;

c) Hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, các điểm a, e khoản 3 Điều 32 Thông tư này;

d) Hồ sơ quy định tại điểm a khoản 3, các điểm a, d, đ khoản 4 Điều 44 Thông tư này;

đ) Hồ sơ quy định tại các điểm a, d khoản 2 Điều 45 Thông tư này.

2. Cơ quan xe - máy các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng lưu trữ các loại hồ sơ như sau:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

b) Hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 32 Thông tư này;

c) Hồ sơ quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 44 Thông tư này;

d) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư này.

3. Cơ sở đào tạo lái xe quân sự lưu trữ các loại hồ sơ như sau:

a) Hồ sơ quy định tại Điều 9 Thông tư này;

b) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 14, khoản 1 Điều 15 Thông tư này;

c) Hồ sơ quy định tại các khoản 1, 2 Điều 32 Thông tư này.

Điều 6. Phân hạng Giấy phép lái xe quân sự

1. Hạng A1: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 hoặc động cơ có công suất định mức tương đương.

2. Hạng A2: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

3. Hạng A3: Cấp cho người điều khiển xe mô tô 3 bánh và các loại xe có kết cấu tương tự; các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng A1.

4. Hạng B2: Cấp cho người điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe); ô tô tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.

5. Hạng C: Cấp cho người điều khiển các loại ô tô vận tải, kể cả ô tô chuyên dùng, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2.

6. Hạng D: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C.

7. Hạng E: Cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (kể cả chỗ ngồi của người lái xe) và các loại xe quy định cho Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D.

8. Hạng Fc: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để lái các loại xe quy định cho hạng C khi kéo rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc; đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng sơ mi rơ moóc.

9. Hạng Fx: Cấp cho người đã có Giấy phép lái xe quân sự hạng C để điều khiển xe xích kéo vũ khí, khí tài quân sự.

10. Người có Giấy phép lái xe quân sự hạng B2, C, D, E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo theo một rơ moóc hoặc vũ khí, khí tài quân sự dạng rơ moóc có trọng tải không quá 750 kg.

Điều 7. Mẫu và thời hạn Giấy phép lái xe quân sự

1. Mẫu Giấy phép lái xe quân sự:

a) Giấy phép lái xe quân sự thực hiện theo Mẫu số 08Mẫu số 09 kèm theo Thông tư này;

b) Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm quản lý việc sử dụng Giấy phép lái xe quân sự trong Bộ Quốc phòng.

2. Thời hạn sử dụng Giấy phép lái xe quân sự:

a) Giấy phép lái xe quân sự hạng A1, A2, A3 có thời hạn: Không kỳ hạn;

b) Giấy phép lái xe quân sự các hạng B2, C, D, E, Fc, Fx có thời hạn: 05 năm kể từ ngày cấp;

3. Trường hợp cấp, đổi do lý do khác theo thời hạn ghi trên Giấy phép lái xe quân sự.

Chương II

ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ

Mục I. NGƯỜI HỌC

Điều 8. Điều kiện đối với người học lái xe quân sự

1. Là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng (đối với lao động hợp đồng chỉ đào tạo nâng hạng) có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng.

2. Đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự phải có thời gian lái xe và số km lái xe an toàn như sau:

a) Từ hạng B2 lên hạng C, từ hạng C lên hạng D, từ hạng D lên hạng E: Có thời gian lái xe 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;

b) Từ hạng C lên hạng Fc, Fx: Có thời gian lái xe 02 năm trở lên và 30.000 km lái xe an toàn trở lên (trừ các trường hợp đào tạo chuyển tiếp từ hạng C lên hạng Fc hoặc Fx theo chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu);

c) Từ hạng B2 lên hạng D, từ hạng C lên hạng E: Có thời gian lái xe 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

3. Riêng đối với người học nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự lên hạng D, hạng E: Ngoài các quy định tại các khoản 1, 2 Điều này phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Điều 9. Hồ sơ đào tạo lái xe

1. Hạng A1, A2, gồm:

a) Kế hoạch huấn luyện lái xe mô tô quân sự (kèm theo danh sách học viên) của cơ quan, đơn vị;

b) Đơn đề nghị học và sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự của cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao Giấy chứng minh quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, phiếu quân nhân hoặc bản sao một trong các loại giấy tờ như sau: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, phiếu quân nhân, thẻ học viên, quyết định thăng, phong quân hàm, nâng lương gần nhất còn hiệu lực;

d) Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định do quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Thông tư này;

đ) 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định (ảnh chụp trên nền màu xanh; quân nhân mặc quân phục thường dùng; công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng mặc đồng phục; đeo biển tên theo quy định, không đội mũ).

2. Hạng A3, B2, C, gồm:

a) Kế hoạch đào tạo (kèm theo danh sách học viên) của cơ sở đào tạo;

b) Bản sao quyết định giao chỉ tiêu đào tạo nhân viên kỹ thuật sơ cấp của Tổng Tham mưu trưởng đối với trường hợp đào tạo theo chỉ tiêu nhiệm vụ; văn bản đề nghị đào tạo lái xe của thủ trưởng cơ quan, đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng đối với trường hợp gửi đào tạo;

c) Hồ sơ quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều này;

d) Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

3. Đào tạo nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự: Ngoài hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này phải bổ sung các giấy tờ sau:

a) Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn quy định cho từng hạng xe có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo Mẫu số 03 kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy phép lái xe quân sự đang sử dụng.

Mục II. CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ

Điều 10. Nhiệm vụ của cơ sở đào tạo lái xe quân sự

1. Tổ chức đào tạo lái xe các hạng theo đúng nội dung chương trình quy định, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ; kiểm tra, cấp Chứng chỉ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng của Bộ Quốc phòng tham gia giao thông.

2. Tổ chức thi và cấp Chứng chỉ sơ cấp nghề, giấy Chứng nhận tốt nghiệp cho học viên trừ đối tượng đào tạo lái xe hạng A. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo theo quy định.

3. Thường xuyên hoàn thiện và nâng cấp cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật và trình độ sư phạm cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng đào tạo.

4. Thực hiện chế độ sinh hoạt, quản lý, rèn luyện học viên theo Quy chế quản lý học viên quân sự trong nhà trường Quân đội, Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.

5. Thực hiện sơ kết, tổng kết, báo cáo nghiệp vụ, đề nghị tổ chức sát hạch, lái xe quân sự theo hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.

Điều 11. Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất

1. Hệ thống phòng học:

a) Phòng học lý thuyết: Diện tích tối thiểu 1,5 m2/01 học viên, đầy đủ bàn ghế, trang thiết bị học tập, ánh sáng, vệ sinh môi trường theo tiêu chuẩn quy định;

b) Phòng học pháp luật giao thông đường bộ: Có đủ tranh vẽ, hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ, sa hình và thiết bị phục vụ giảng dạy;

c) Phòng học chuyên dùng cấu tạo ô tô, nghiệp vụ và kỹ thuật lái: Bảo đảm đủ mô hình học cụ, tranh vẽ, thiết bị mô phỏng, bảng biểu và các trang thiết bị dùng cho dạy học theo quy định, phù hợp với chương trình đào tạo.

2. Xưởng thực hành bảo dưỡng - sửa chữa ô tô:

a) Có đủ diện tích cho học viên học tập, diện tích phải đảm bảo tối thiểu 35 m2/01 xe huấn luyện; bảo đảm đầy đủ ánh sáng, thông gió, vệ sinh môi trường, an toàn lao động theo tiêu chuẩn quy định;

b) Có đầy đủ các chi tiết, cụm tổng thành, xe huấn luyện, dụng cụ chuyên dùng sửa chữa ô tô cho học viên thực tập; đảm bảo 08 đến 10 học viên/01 xe huấn luyện, mỗi xe có 01 bộ dụng cụ chuyên dùng;

c) Có đủ bàn, ghế, bàn tháo lắp (bàn công tác), bảng dùng cho giảng dạy, học tập.

3. Sân bãi tập lái:

a) Có đủ sân bãi phục vụ cho học tập và sát hạch lái xe;

b) Bãi tập lái hình có diện tích tối thiểu để bố trí các tuyến hình quy định cho từng hạng xe đào tạo;

c) Bãi tổng hợp có đủ tuyến hình, diện tích cần thiết để bố trí các tình huống liên hoàn theo tiêu chuẩn quy định.

4. Xe tập lái:

a) Thuộc nhóm xe huấn luyện, biên chế của cơ sở đào tạo, tương ứng với từng hạng xe được phép đào tạo, đã đăng ký, gắn biển số quân sự;

b) Có đủ điều kiện lưu hành theo quy định và có thiết bị hỗ trợ phanh chính cho giáo viên sử dụng, bố trí tại vị trí ngồi của giáo viên, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh theo quy định;

c) Xe vận tải sử dụng để dạy lái xe: Thùng xe phải có mui che mưa, nắng và có ghế ngồi cho học viên bảo đảm chắc chắn gắn vào thùng xe;

d) Có Giấy phép xe tập lái, biển Xe tập lái do Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp.

5. Đường tập lái là đường giao thông công cộng, có đủ hệ thống biển báo hiệu, các tín hiệu giao thông cơ bản theo quy định, được đăng ký và ghi trên Giấy phép xe tập lái. Các tuyến đường phù hợp với địa hình quân sự trong điều kiện tác chiến, hành quân dã ngoại.

6. Giáo trình, tài liệu, sổ sách nghiệp vụ:

a) Có đủ giáo trình, tài liệu giảng dạy các môn học theo chương trình đào tạo đối với từng hạng xe; tài liệu hướng dẫn ôn luyện, kiểm tra, thi, sát hạch lái xe và các tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập;

b) Có đủ hệ thống sổ sách, mẫu biểu phục vụ quản lý giảng dạy, học tập của giáo viên, học viên theo quy định.

Điều 12. Tiêu chuẩn giáo viên

1. Tiêu chuẩn chung: Giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng được tiêu chuẩn đối với giáo viên dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

2. Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành Luật hoặc Công nghệ ô tô hoặc các chuyên ngành có nội dung về công nghệ ô tô từ 30% trở lên. Giáo viên dạy pháp luật giao thông đường bộ phải có Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn.

3. Giáo viên dạy kỹ thuật lái xe, thực hành lái xe phải có Giấy phép lái xe quân sự tương đương hoặc cao hơn hạng xe đào tạo; có thời gian lái xe từ 03 năm trở lên; đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe và được cấp Giấy phép dạy lái xe.

Điều 13. Cấp Giấy phép xe tập lái

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xe tập lái, gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo lái xe quân sự;

b) Bản sao Chứng nhận đăng ký xe, quyết định phân nhóm xe huấn luyện (trường hợp cấp giấy phép lần đầu), bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô quân sự còn hiệu lực.

2. Trình tự thực hiện:

a) Khi xe tập lái có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c khoản 4 Điều 11 Thông tư này, cơ sở đào tạo lái xe quân sự có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, gửi về Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm thẩm định, cấp Giấy phép xe tập lái cho cơ sở đào tạo theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phải thông báo cho cơ sở đào tạo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Việc cấp đổi Giấy phép xe tập lái trong trường hợp hết hạn sử dụng, sai thông tin trên Giấy phép xe tập lái hoặc bị hỏng, cơ sở đào tạo gửi văn bản đề nghị kèm theo bản sao Giấy phép xe tập lái đến Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật để giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Thời hạn sử dụng được ghi trên Giấy phép xe tập lái.

Điều 14. Cấp Giấy phép dạy lái xe

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép dạy lái xe, gồm:

a) Văn bản đề nghị của cơ sở đào tạo lái xe quân sự;

b) Hồ sơ cá nhân gồm: Bản sao Quyết định công nhận giáo viên của thủ trưởng cơ sở đào tạo; bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên hoặc chứng chỉ kỹ năng nghề dạy trình độ sơ cấp (trường hợp cấp lần đầu); Giấy phép lái xe quân sự đang sử dụng;

c) 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện:

a) Cơ sở đào tạo gửi văn bản đề nghị cấp Giấy phép dạy lái xe cho giáo viên có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 12 Thông tư này và hồ sơ cá nhân theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi về Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép dạy lái xe theo Mẫu số 06 kèm theo Thông tư này. Trường hợp không đủ điều kiện cấp, phải thông báo cho cơ sở đào tạo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Việc cấp đổi Giấy phép dạy lái xe, cá nhân làm đơn đề nghị đổi có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên, kèm theo bản sao Giấy phép dạy lái xe và 02 ảnh màu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này gửi đến cơ sở đào tạo. Trình tự thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thời hạn sử dụng được ghi trên Giấy phép dạy lái xe.

Điều 15. Cấp biển Xe tập lái

1. Điều kiện, hồ sơ cấp biển “Xe tập lái”:

a) Điều kiện: Xe tập lái phải đủ tiêu chuẩn theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 4 Điều 11 Thông tư này;

b) Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị cấp biển “Xe tập lái” kèm theo danh sách xe đề nghị cấp biển; bản sao “Giấy phép xe tập lái” do Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp còn hiệu lực.

2. Trình tự thực hiện

a) Cơ sở đào tạo lập hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này gửi đến Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, cấp biển “Xe tập lái” theo quy định.

Mục III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LÁI XE QUÂN SỰ

Điều 16. Mục tiêu đào tạo

Đào tạo quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về tuổi đời, thời gian công tác, sức khỏe, trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị theo quy định của Bộ Quốc phòng trở thành người lái xe quân sự có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Điều 17. Yêu cầu đào tạo

1. Về chính trị đạo đức:

a) Phẩm chất chính trị tốt, trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước. Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội;

b) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, trung thực, có tinh thần đoàn kết tốt, yêu ngành, yêu nghề. Nắm vững và thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của người lái xe trong Quân đội.

2. Về quân sự, giáo dục thể chất:

a) Thực hiện tốt Điều lệnh quản lý bộ đội, Điều lệnh đội ngũ, có tác phong chính quy;

b) Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

3. Về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật:

a) Nắm được tác dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cụm, hệ thống chính trên xe mô tô, ô tô thông dụng và một số quy định, chế độ trong Điều lệ Công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam;

b) Nắm chắc nội dung, quy trình và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên, nắm được một số nội dung bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng xe mới, niêm cất xe quân sự;

c) Nắm vững và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ;

d) Xử lý được một số tình huống trong hành quân, trú quân.

4. Về kỹ năng thực hành:

a) Điều khiển được các loại xe quy định trong Giấy phép lái xe quân sự trên mọi điều kiện giao thông khác nhau bảo đảm an toàn và hiệu quả; lái xe an toàn trên địa hình quân sự, kỹ năng thực hành cứu kéo trong các tình huống chiến đấu; thực hiện công việc ngụy trang bảo vệ xe - máy;

b) Thành thạo bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa những hư hỏng thông thường của các loại xe thông dụng. Thực hiện được một số nội dung bảo dưỡng định kỳ và các loại bảo dưỡng khác theo quy định.

Điều 18. Tổ chức, hình thức đào tạo

1. Đào tạo lái xe hạng A1, A2: Do cơ quan xe - máy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức tại các đơn vị hoặc tại các cơ sở đào tạo lái xe thuộc cấp mình quản lý.

2. Đào tạo lái xe các hạng A3, B2, C, D, E, F: Được tổ chức đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo lái xe quân sự.

3. Đào tạo lái xe hạng D, E, F: Tổ chức đào tạo theo hình thức nâng hạng.

Điều 19. Chương trình khung đào tạo lái xe mô tô các hạng

1. Thời gian đào tạo:

a) Hạng A1: 48 giờ;

b) Hạng A2: 78 giờ;

c) Hạng A3: 186 giờ.

2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Hạng GPLX

A1

A2

A3

1

Cấu tạo mô tô

Giờ

-

-

18

2

Bảo dưỡng, sửa chữa

Giờ

-

-

18

3

Sử dụng xe và nghiệp vụ

Giờ

-

-

06

4

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

24

24

42

5

Kỹ thuật lái xe

Giờ

12

42

90

- Số giờ học thực hành lái xe/học viên

Giờ

-

-

18

- Số km thực hành lái xe/ học viên

Km

-

-

270

6

Ôn và sát hạch lái xe quân sự

Giờ/khóa

12

12

12

Tổng cộng

Giờ

48

78

186

Điều 20. Chương trình khung đào tạo lái xe ô tô hạng B2, C

1. Thời gian đào tạo:

a) Hạng B2: 370 giờ;

b) Hạng C: 615 giờ.

2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:

TT

Nội dung

ĐVT

Hạng B2

Hạng C

+

LT

TH

+

LT

TH

1

Khoa học xã hội và nhân văn

Giờ

53

53

-

2

Quân sự, giáo dục thể chất

Giờ

24

04

20

3

Cấu tạo ô tô

Giờ

30

24

06

72

54

18

4

Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô

Giờ

36

06

30

78

18

60

5

Sử dụng xe và nghiệp vụ

Giờ

12

12

-

24

22

02

6

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

88

70

18

88

70

18

7

Kỹ thuật lái xe

Giờ

180

16

164

240

12

228

- Số giờ thực hành lái xe 01 học viên

Giờ

45

04

41

80

04

76

- Số học viên/01 xe tập lái

HV

08

06

- Số học viên/01 bán đội

HV

04

03

- Số km thực hành lái xe/01 học viên

Km

800

800

1200

1200

Tổng cộng

Giờ

346

128

218

579

233

346

8

Ôn và thi tốt nghiệp nghề

Giờ

12

18

9

Ôn và sát hạch lái xe

Giờ

12

18

Tổng cộng

Giờ

370

615

10

Số ngày thực học/khóa

Ngày

71

103

11

Thời gian cho các hoạt động khác

Ngày

30

50

12

Thời gian toàn khóa học

Ngày

101

153

Điều 21. Chương trình khung đào tạo nâng hạng

1. Thời gian đào tạo:

a) Nâng hạng B2 lên C, C lên D, D lên E: 167 giờ;

b) Nâng hạng B2 lên D, C lên E: 246 giờ;

c) Nâng từ hạng C lên hạng Fc: 202 giờ;

d) Nâng hạng C lên Fx: 251 giờ.

2. Nội dung và phân bổ thời gian đào tạo:

TT

Nội dung

ĐVT

Nâng hạng

B2 lên C; C lên D; D lên E

B2 lên D; C lên E

Nâng hạng Fc

Nâng hạng Fx

1

Khoa học xã hội và nhân văn

Giờ

12

12

12

12

2

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

36

36

36

36

3

Cấu tạo xe

Giờ

09

12

18

30

4

Sử dụng xe và nghiệp vụ vận tải

Giờ

09

12

6

12

5

Bảo dưỡng sửa chữa

Giờ

12

18

24

30

6

Kỹ thuật lái xe

Giờ

65

120

70

95

- Số giờ thực hành lái xe/01 học viên

Giờ

13

24

14

19

- Số km thực hành lái xe/01 học viên

Km

260

480

280

-

- Số học viên/01 xe tập lái

HV

10

10

10

10

- Số học viên/01 bán đội

HV

05

05

05

05

7

Ôn và thi tốt nghiệp nghề

Giờ

12

18

18

18

8

Ôn và sát hạch lái xe

Giờ

12

18

18

18

9

Số ngày thực học/01 khóa học

Ngày

28

41

34

42

10

Các hoạt động khác

Ngày

14

18

16

20

11

Thời gian toàn khóa học

Ngày

42

59

50

62

Tổng cộng

Giờ

167

246

202

251

Điều 22. Chương trình huấn luyện chuyển loại Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự

TT

Nội dung

ĐVT

Thời gian

Hạng B2

Hạng C, D, E, F

Cộng

LT

TH

Cộng

LT

TH

1

Khoa học xã hội và nhân văn

Giờ

06

06

12

12

2

Cấu tạo ô tô

Giờ

06

06

12

12

3

Bảo dưỡng - sửa chữa

Giờ

12

02

10

18

02

16

4

Sử dụng xe và nghiệp vụ

Giờ

06

05

01

06

05

1

5

Pháp luật về giao thông đường bộ

Giờ

06

04

02

12

06

06

6

Kỹ thuật lái xe trên địa hình quân sự

Giờ

12

02

10

30

02

28

7

Ôn, kiểm tra

Giờ

06

02

04

06

02

04

8

Số ngày thực học/khóa học

Ngày

10

16

9

Các hoạt động khác

Ngày

5

08

10

Thời gian toàn khóa học

Ngày

15

24

Điều 23. Kiểm tra công tác đào tạo lái xe

1. Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc kiểm tra đột xuất công tác đào tạo lái xe.

2. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo

b) Kiểm tra chất lượng, điều kiện an toàn phương tiện xe - máy dạy lái xe; sân bãi tập lái xe; hệ thống tài liệu, giáo trình, giáo án, bài giảng; công tác bảo đảm cho đào tạo lái xe;

c) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định theo Điều lệ công tác kỹ thuật Quân đội nhân dân Việt Nam; hướng dẫn của các cơ quan nghiệp vụ cấp trên;

d) Kiểm tra hồ sơ, lưu trữ hồ sơ đào tạo lái xe;

đ) Kiểm tra chất lượng đào tạo, đội ngũ giáo viên dạy lái xe, công tác quản lý, rèn luyện học viên.

3. Thành phần đoàn kiểm tra:

Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác đào tạo lái xe quân sự, thành phần gồm:

a) Trưởng đoàn: Thủ trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật hoặc Thủ trưởng cơ quan Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật được ủy quyền;

b) Các thành viên là Thủ trưởng, trợ lý cơ quan Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; Thủ trưởng, trợ lý huấn luyện cơ quan xe - máy các đơn vị có cơ sở đào tạo.

3. Đoàn kiểm tra thông báo bằng văn bản kết quả kiểm tra cho cơ sở đào tạo và cấp trên trực tiếp của cơ sở đào tạo lái xe.

Chương III

SÁT HẠCH, CẤP, ĐỔI, TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ

Mục I. SÁT HẠCH LÁI XE

Điều 24. Hội đồng sát hạch lái xe

1. Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật quyết định thành lập Hội đồng sát hạch lái xe quân sự (sau đây gọi tắt là Hội đồng), Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, được sử dụng con dấu theo chức danh của cơ quan, đơn vị để thực hiện nhiệm vụ.

2. Hội đồng làm việc phải có ít nhất hai phần ba số thành viên tham dự, quyết định theo đa số. Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội đồng và kết quả của kỳ sát hạch.

3. Thành phần Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật hoặc Thủ trưởng cơ quan chức năng theo dõi, chỉ đạo công tác đào tạo, huấn luyện lái xe quân sự, có kiến thức về đào tạo, sát hạch lái xe, được Thủ trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật ủy quyền;

b) Phó chủ tịch Hội đồng là Thủ trưởng cơ sở đào tạo lái xe hoặc Thủ trưởng cơ quan xe - máy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng;

c) Các ủy viên là Thủ trưởng, cán bộ cơ sở đào tạo lái xe; Thủ trưởng, trợ lý huấn luyện cơ quan xe - máy các đơn vị; ủy viên Thư ký là trợ lý huấn luyện Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có Giấy phép lái xe quân sự.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Xét duyệt và công nhận danh sách thí sinh đủ điều kiện dự sát hạch; xét miễn từng nội dung sát hạch đối với các thí sinh đủ điều kiện theo quy định;

b) Quyết định thành phần Thư ký, Tổ sát hạch, công tác phục vụ và đảm bảo cho kỳ sát hạch;

c) Quyết định kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sát hạch bảo đảm chất lượng, hiệu quả; chỉ đạo, kiểm tra và yêu cầu hoàn thiện các điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;

d) Tổ chức khai mạc, quán triệt quy định trong kỳ sát hạch;

đ) Xem xét, đề nghị hình thức kỷ luật đối với người vi phạm các quy định và kỷ luật trong sát hạch;

e) Giải quyết các đề nghị, khiếu nại, tố cáo trong kỳ sát hạch (nếu có);

g) Xem xét, đánh giá kết quả sát hạch, báo cáo và đề nghị Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật phê duyệt.

Điều 25. Thư ký Hội đồng

1. Thư ký Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định, số lượng từ 01 đến 03 người phù hợp với từng kỳ sát hạch.

2. Nhiệm vụ:

a) Chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, danh sách thí sinh dự sát hạch, tài liệu, văn bản, mẫu biểu liên quan phục vụ các phiên họp của Hội đồng và kỳ sát hạch;

b) Chủ trì, phối hợp với sát hạch viên được phân công sát hạch ở từng nội dung kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho sát hạch;

c) Theo dõi việc chấp hành kế hoạch, quy định, kỷ luật và các mặt đảm bảo cho kỳ sát hạch;

d) Tổng hợp, báo cáo Hội đồng về diễn biến và kết quả kỳ sát hạch, hoàn thiện các biên bản, báo cáo sát hạch lái xe theo quy định.

Điều 26. Tổ sát hạch

1. Số lượng và thành phần Tổ sát hạch do Chủ tịch Hội đồng quyết định, bảo đảm đủ các điều kiện, phù hợp với từng kỳ sát hạch.

2. Tiêu chuẩn sát hạch viên:

a) Sát hạch viên là cán bộ Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật; cán bộ cơ quan xe - máy các đơn vị; cán bộ, giáo viên các cơ sở đào tạo lái xe;

b) Có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt;

c) Có Giấy phép lái xe quân sự; sát hạch thực hành lái xe phải có Giấy phép lái xe quân sự cao hơn hoặc tương ứng với hạng xe sát hạch và có thời gian lái xe từ 03 năm trở lên.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho kỳ sát hạch theo nhiệm vụ;

b) Chấp hành nghiêm các quy định trong sát hạch và kỷ luật Quân đội;

c) Thực hiện nhiệm vụ sát hạch theo kế hoạch, bảo đảm khách quan, trung thực, chính xác; đánh giá kết quả của thí sinh và chịu trách nhiệm trước Hội đồng về kết quả sát hạch;

d) Đề nghị Hội đồng xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền đối với thí sinh vi phạm quy định trong sát hạch.

Điều 27. Công tác phục vụ và bảo đảm cho kỳ sát hạch

1. Cơ sở đào tạo lái xe quân sự chịu trách nhiệm tổ chức phục vụ và bảo đảm đầy đủ các mặt cho kỳ sát hạch theo kế hoạch.

2. Yêu cầu đối với công tác phục vụ:

a) Đáp ứng đầy đủ, kịp thời các mặt bảo đảm đối với từng nội dung sát hạch theo yêu cầu của Hội đồng;

b) Tổ chức bảo vệ, đảm bảo an toàn cho từng địa điểm sát hạch.

Điều 28. Quy trình tổ chức sát hạch

1. Phiên họp thứ nhất của Hội đồng: Xét, công nhận thí sinh đủ điều kiện dự sát hạch; quyết định thành phần thư ký, Tổ sát hạch, kế hoạch sát hạch; phân công nhiệm vụ các thành viên Hội đồng.

2. Họp Tổ sát hạch phổ biến kế hoạch sát hạch, phân công nhiệm vụ các thành viên Tổ sát hạch.

3. Kiểm tra các mặt công tác chuẩn bị cho sát hạch.

4. Khai mạc kỳ sát hạch, công bố các quyết định của kỳ sát hạch, quán triệt các quy định trong kỳ sát hạch, nhiệm vụ của các thành phần tham gia.

5. Tổ chức sát hạch các nội dung theo kế hoạch.

6. Tổng hợp kết quả sát hạch.

7. Phiên họp thứ hai của Hội đồng: Xét, công nhận kết quả sát hạch và tổ chức rút kinh nghiệm kỳ sát hạch.

8. Hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả và cấp Giấy phép lái xe quân sự theo quy định.

Điều 29. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong sát hạch

1. Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật

a) Xây dựng, ban hành hệ thống văn bản về quản lý sát hạch lái xe quân sự; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn quân, bảo đảm đúng quy định;

b) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ đăng ký sát hạch, thẩm định và xác nhận điều kiện dự sát hạch, tổ chức sát hạch;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ va kiểm tra phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất, các mặt đảm bảo cho sát hạch;

d) Chỉ đạo cơ sở đào tạo triển khai, thực hiện sát hạch; tiếp nhận, huấn luyện cho người dự sát hạch cấp lại Giấy phép lái xe quân sự;

đ) Hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị cử cán bộ tham gia Hội đồng và Tổ sát hạch lái xe;

e) Quyết định thành lập Hội đồng;

g) Quản lý, lưu trữ hồ sơ theo quy định;

h) Tổng hợp, báo cáo nội dung kỳ sát hạch. Nghiên cứu, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác sát hạch.

2. Cơ quan xe - máy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở đào tạo trực thuộc thực hiện đúng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, sát hạch lái xe quân sự;

b) Tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ đăng ký sát hạch, sát hạch cấp lại Giấy phép lái xe quân sự;

c) Phân công cán bộ tham gia Hội đồng, Tổ sát hạch lái xe theo hiệp đồng của Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật.

Điều 30. Điều kiện dự sát hạch lái xe

1. Hạng A1, A2:

a) Là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng;

b) Có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

c) Hoàn thành nội dung huấn luyện theo chương trình quy định, được cơ quan xe - máy, đơn vị huấn luyện hoặc cơ sở đào tạo lái xe quân sự đề nghị sát hạch lái xe.

2. Các hạng khác:

a) Là quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng được đào tạo theo chỉ tiêu của Bộ Tổng Tham mưu hoặc do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi đào tạo;

b) Hoàn thành chương trình đào tạo lái xe quân sự theo quy định cho từng hạng đào tạo, được cấp chứng chỉ nghề hoặc chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo;

c) Có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 9 Thông tư này được cơ sở đào tạo lái xe quân sự lập danh sách đề nghị sát hạch lái xe.

Điều 31. Sát hạch cấp lại Giấy phép lái xe quân sự

1. Các trường hợp phải sát hạch lý thuyết:

a) Giấy phép lái xe quân sự quá thời hạn từ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

b) Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn, bị mất từ 03 tháng đến dưới 12 tháng có đủ hồ sơ theo quy định, không bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ.

2. Các trường hợp phải sát hạch cả lý thuyết và thực hành lái xe:

a) Giấy phép lái xe quân sự quá thời hạn từ 12 tháng trở lên;

b) Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn, bị mất từ 12 tháng trở lên có đủ hồ sơ theo quy định, không bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ.

3. Người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự 6 tháng trở lên (tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự) nếu đơn vị có nhu cầu sử dụng làm nhiệm vụ lái xe phải được huấn luyện bổ sung trước khi sát hạch cấp lại Giấy phép lái xe quân sự.

Điều 32. Hồ sơ sát hạch lái xe

1. Sát hạch lái xe lần đầu:

Ngoài hồ sơ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 9 Thông tư này phải bổ sung các giấy tờ sau:

a) Quyết định cấp Chứng chỉ sơ cấp nghề hoặc Chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo đối với đào tạo lái xe ô tô hạng B2, C;

b) Văn bản báo cáo kết quả đào tạo (huấn luyện) và đề nghị thành lập Hội đồng của cơ quan xe - máy, đơn vị huấn luyện hoặc cơ sở đào tạo lái xe quân sự (có danh sách thí sinh kèm theo).

2. Sát hạch nâng hạng:

Ngoài hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này phải bổ sung các giấy tờ sau:

a) Quyết định cấp Chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nâng hạng;

b) Văn bản báo cáo kết quả đào tạo và đề nghị thành lập Hội đồng của cơ sở đào tạo lái xe quân sự (có danh sách thí sinh kèm theo).

3. Sát hạch để cấp lại Giấy phép lái xe quân sự:

a) Văn bản đề nghị sát hạch, cấp lại Giấy phép lái xe quân sự (có danh sách kèm theo) của cơ quan xe - máy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng; Văn bản đề nghị huấn luyện bổ sung cho người bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp, cấp trung đoàn và tương đương trở lên đối với trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự từ 6 tháng trở lên;

b) Đơn đề nghị sát hạch, cấp lại Giấy phép lái xe quân sự của cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên theo Mẫu số 04 kèm theo Thông tư này;

c) Hồ sơ quy định tại các điểm d, đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

d) Bản tường trình của cá nhân có xác nhận của công an, chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên đối với trường hợp bị mất Giấy phép lái xe quân sự;

đ) Bản chính Giấy phép lái xe quân sự đối với trường hợp quá hạn;

e) Báo cáo kết quả huấn luyện và đề nghị sát hạch, cấp lại Giấy phép lái xe quân sự của cơ quan xe - máy hoặc cơ sở đào tạo đối với trường hợp phải huấn luyện bổ sung.

Điều 33. Nội dung sát hạch lái xe hạng A1, A2

1. Lý thuyết: Các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ và các quy định về sử dụng xe mô tô hai bánh của Bộ Quốc phòng.

2. Thực hành lái xe: Lái xe trong hình số 8, số 3, hạn chế chiều ngang, hạn chế chiều cao và tránh chướng ngại vật;.

Điều 34. Nội dung sát hạch lái xe hạng A3

1. Lý thuyết: Các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ và các quy định nghiệp vụ của ngành Xe - Máy quân đội đối với xe mô tô ba bánh.

2. Lái xe trong bãi tổng hợp qua các tình huống như sau: Hạn chế chiều ngang; hạn chế chiều cao; đường hầm; đường vòng trên bãi chênh; cầu vệt; đường ngầm; đường chữ chi; vòng số 8; vượt hố bom; dừng xe và khởi hành ngang dốc.

Điều 35. Nội dung sát hạch lái xe hạng B2, C

1. Lý thuyết: Các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ, cấu tạo ô tô, sử dụng xe và nghiệp vụ vận tải, kỹ thuật lái xe.

2. Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô (sát hạch lái xe hạng C):

a) Lý thuyết bảo dưỡng, sửa chữa;

b) Thực hành bảo dưỡng thường xuyên, một số nội dung bảo dưỡng định kì cấp 1, bảo dưỡng một số chi tiết, cụm chi tiết;

c) Thực hành sửa chữa một số hư hỏng thông thường.

3. Thực hành lái xe trong hình hạn chế kích thước, một trong các tuyến hình như sau:

a) Lái xe tiến, lùi trong hình chữ chi và quay đầu trong sân hẹp, ghép vào nhà xe;

b) Lái xe tiến, lùi trong hình số 8 và đi qua vệt bánh xe.

4. Thực hành lái xe trên đường giao thông có mật độ giao thông trung bình.

5. Thực hành lái xe trên bãi tổng hợp theo tuyến sát hạch từ 1,5 - 2,5 km có bố trí các tình huống như sau:

a) Thao tác cơ bản khi khởi hành xe (xuất phát);

b) Ghép xe hàng dọc;

c) Tăng, giảm số xuống dốc;

d) Giảm số lên dốc;

đ) Dừng xe đúng đích và khởi hành ngang dốc;

e) Giảm số tắt;

g) Qua đường giao nhau có tín hiệu điều khiển giao thông; qua đường ngang (qua đường tàu hỏa) không có điều khiển giao thông;

h) Qua đường vòng gấp;

i) Lùi xe vào hầm;

k) Qua cầu vệt;

l) Đưa xe về vị trí tập kết (kết thúc).

6. Đối với hạng B2 không sát hạch nội dung quy định tại các điểm h, i khoản 5 Điều này.

Điều 36. Nội dung sát hạch lái xe hạng D, E

1. Lý thuyết: Các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ, cấu tạo ô tô, sử dụng xe và nghiệp vụ, kỹ thuật lái xe.

2. Thực hành lái xe trong hình hạn chế kích thước, một trong các tuyến hình như sau:

a) Lái xe tiến, lùi trong hình tròn; ghép xe 90 độ (ghép xe hàng ngang) và đi qua vệt bánh xe;

b) Lái xe tiến, lùi trong hình chữ chi; ghép xe hàng dọc và đi qua vệt bánh xe.

3. Thực hành lái xe trên tuyến tổng hợp bao gồm các tình huống:

a) Thao tác cơ bản khi khởi hành xe (xuất phát);

b) Tăng, giảm số xuống dốc;

c) Giảm số lên dốc;

d) Dừng xe đúng đích và khởi hành ngang dốc;

đ) Giảm số tắt;

e) Qua đường giao nhau có tín hiệu điều khiển giao thông; qua đường ngang (qua đường tàu hỏa) không có điều khiển giao thông;

g) Đưa xe về vị trí tập kết (kết thúc)

4. Thực hành lái xe trên đường có mật độ giao thông trung bình.

Điều 37. Nội dung sát hạch lái xe hạng Fc

1. Lý thuyết: Các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ, cấu tạo ô tô, sử dụng xe và nghiệp vụ, kỹ thuật lái xe.

2. Thực hành lái xe trong hình hạn chế kích thước qua các tuyến hình như sau:

a) Lái xe ô tô kéo rơ moóc hoặc khí tài quân sự dạng rơ moóc tiến luồn cọc; tiến vào công sự, trận địa, hầm pháo 2 cửa; tháo rơ moóc (khí tài quân sự) ra khỏi xe; lùi xe vào hầm nối rơ moóc (khí tài quân sự) với xe kéo;

b) Lái xe ô tô đầu kéo, kéo sơ mi rơ moóc hoặc khí tài quân sự dạng sơ mi rơ moóc tiến, lùi thẳng trong hình hạn chế kích thước;

c) Lái xe ô tô đầu kéo, kéo sơ mi rơ moóc hoặc khí tài quân sự dạng sơ mi rơ moóc ghép vào nơi đỗ xe (ghép xe 90°).

3. Thực hành lái xe kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoặc khí tài quân sự trên đường có mật độ giao thông trung bình.

Điều 38. Nội dung sát hạch lái xe hạng Fx

1. Lý thuyết: Các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ, cấu tạo xe xích, sử dụng xe và nghiệp vụ, kỹ thuật lái xe xích.

2. Thực hành lái xe xích có kéo và không có kéo trên bãi tổng hợp:

a) Lái xe xích không kéo pháo, khí tài quân sự: Các thao tác cơ bản trước khi khởi hành xe; lái xe vượt hào, ụ cao, hố bom; lên xuống tàu hỏa; qua đường hẹp; lùi vào hầm pháo.

b) Lái xe xích kéo pháo, khí tài quân sự: Xuống dốc; lên dốc; dừng xe và khởi hành ngang dốc; tiến vào hầm pháo 2 cửa; dừng xe đúng vị trí trong hầm pháo, cắt pháo, tiến ra khỏi hầm; lùi vào hầm móc pháo vào xe kéo, tiến ra khỏi hầm; qua đường nghiêng; đường ngầm; đường vòng hẹp.

Điều 39. Phương pháp sát hạch

1. Sát hạch lý thuyết:

a) Thực hiện bài sát hạch trắc nghiệm trên máy vi tính hoặc trên giấy theo câu hỏi của Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;

b) Miễn nội dung sát hạch lý thuyết đối với trường hợp người dự sát hạch mô tô hạng A1 đã có giấy phép lái xe ô tô; đào tạo chuyển tiếp từ hạng C lên hạng Fc hoặc hạng Fx.

2. Sát hạch bảo dưỡng, sửa chữa (sát hạch lái xe hạng C):

a) Bố trí 02 sát hạch viên, chấm điểm độc lập đối với từng thí sinh;

b) Lý thuyết bảo dưỡng, sửa chữa trả lời vấn đáp;

c) Thực hành nội dung bảo dưỡng hoặc sửa chữa những hư hỏng thông thường trên nhãn xe đã học;

d) Miễn nội dung sát hạch bảo dưỡng, sửa chữa cho các thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đang là học viên đào tạo chuyên ngành vận tải, xe - máy quân sự có thời gian đào tạo từ 12 tháng trở lên.

3. Sát hạch thực hành lái xe trong hình hạn chế kích thước:

a) Thí sinh thực hành lái xe trong tuyến hình quy định cho từng hạng;

b) Xe sát hạch là xe cùng hạng với xe được đào tạo; thí sinh được bố trí vào sát hạch trên một xe bất kỳ trong số xe đã đăng ký với Hội đồng;

c) Mỗi tuyến hình bố trí 02 sát hạch viên, chấm điểm độc lập hoặc chấm điểm bằng hệ thống chấm điểm điện tử (nếu có).

4. Sát hạch thực hành lái xe trong bãi tổng hợp:

a) Thí sinh thực hành lái xe độc lập trong tuyến sát hạch được kết cấu sẵn cho từng hạng xe, có đủ tình huống quy định;

b) Xe sát hạch thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Tại mỗi tình huống sát hạch bố trí 01 sát hạch viên chấm điểm hoặc chấm điểm bằng hệ thống chấm điểm điện tử (nếu có).

5. Sát hạch thực hành lái xe trên đường giao thông:

a) Xe sát hạch phải có biển “Xe sát hạch” treo ở phía trước và phía sau xe;

b) Thí sinh độc lập thực hành các nội dung sát hạch trên đoạn đường do Hội đồng xác định, phù hợp với điều kiện thực tế tại thời điểm sát hạch;

c) Trên mỗi xe bố trí 01 sát hạch viên chấm điểm và chịu trách nhiệm bảo hiểm, đảm bảo an toàn trong quá trình sát hạch.

6. Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo lái xe quân sự bảo đảm đủ cơ sở vật chất, thao trường, bãi tập phục vụ cho đào tạo, sát hạch lái xe.

Điều 40. Phương pháp đánh giá kết quả

1. Sát hạch lý thuyết: Đánh giá kết quả đạt hoặc không đạt theo số câu trả lời đúng quy định cho từng hạng xe.

2. Sát hạch bảo dưỡng, sửa chữa:

a) Đánh giá theo thang điểm 10, điểm sát hạch do từng sát hạch viên chấm là điểm cộng của hai phần lý thuyết và thực hành (có tính hệ số cho từng nội dung: lý thuyết hệ số 0,4; thực hành hệ số 0,6); điểm của thí sinh là trung bình cộng điểm của 02 sát hạch viên chấm;

b) Thí sinh đạt từ 05 điểm trở lên là đạt yêu cầu, dưới 05 điểm là không đạt yêu cầu.

3. Sát hạch thực hành lái xe:

a) Đánh giá theo thang điểm 100, thí sinh được 80 điểm trở lên là đạt yêu cầu, dưới 80 điểm là không đạt yêu cầu;

b) Điểm sát hạch thực hành lái xe là điểm chuẩn trừ đi tổng số điểm phải trừ do các lỗi vi phạm.

4. Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật xây dựng đề thi, đáp án, thang điểm và hướng dẫn phương pháp chấm điểm cụ thể cho từng nội dung sát hạch.

Điều 41. Xét công nhận kết quả

1. Hội đồng xét, công nhận kết quả sát hạch và hoàn chỉnh hồ sơ, đề nghị Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật cấp Giấy phép lái xe quân sự đối với các thí sinh sát hạch đạt yêu cầu theo quy định.

2. Thí sinh không đạt yêu cầu được sát hạch lại một lần, sau 07 ngày làm việc tính từ khi kết thúc kỳ sát hạch. Chỉ sát hạch lại nội dung không đạt yêu cầu, nội dung sát hạch đã đạt yêu cầu được bảo lưu. Thí sinh được bảo lưu một lần, thời hạn không quá 12 tháng đối với kết quả sát hạch đã đạt yêu cầu.

Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo trong kỳ sát hạch

1. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, phòng học, nhà xưởng, trang bị xe - máy, sân bãi, tuyến đường sát hạch và các mặt bảo đảm khác cho kỳ sát hạch theo yêu cầu của Hội đồng.

2. Bảo đảm an toàn về mọi mặt cho kỳ sát hạch.

3. Lưu trữ hồ sơ của kỳ sát hạch.

4. Phân công cán bộ tham gia Hội đồng, Tổ sát hạch.

Mục II. CẤP, ĐỔI, TƯỚC QUYỀN SỬ DỤNG GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ

Điều 43. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp mới Giấy phép lái xe quân sự

1. Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật quyết định cấp Giấy phép  lái xe quân sự cho thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch.

2. Hồ sơ cấp Giấy phép lái xe quân sự thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và bổ sung các giấy tờ sau:

a) Quyết định thành lập Hội đồng;

b) Quyết định thành lập Ban thư ký, Tổ sát hạch, công nhận thí sinh đủ điều kiện dự sát hạch;

c) Biên bản họp của Hội đồng;

d) Danh sách thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch đã được Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật phê duyệt;

đ) Văn bản đề nghị của cơ quan quản lý cấp, đổi Giấy phép lái xe quân sự (kèm theo danh sách đề nghị cấp Giấy phép lái xe quân sự).

3. Trình tự thực hiện:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kỳ sát hạch, cơ sở đào tạo lái xe quân sự lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi đến Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có trách nhiệm thẩm định, bổ sung đầy đủ hồ sơ; phê duyệt danh sách và cấp Giấy phép lái xe quân sự cho các thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch theo quy định.

Điều 44. Trình tự, thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự

1. Điều kiện cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự:

a) Người có Giấy phép lái xe quân sự trước khi hết thời hạn 03 tháng phải làm đơn đề nghị cấp đổi;

b) Người có Giấy phép lái xe quân sự quá thời hạn dưới 03 tháng, bị hỏng hoặc cần thay đổi thông tin trên Giấy phép lái xe quân sự được xét cấp đổi theo quy định;

c) Quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng có giấy phép lái xe dân sự hợp lệ, còn hiệu lực, khi được giao nhiệm vụ lái xe quân sự phải đổi sang Giấy phép lái xe quân sự;

d) Người có Giấy phép lái xe quân sự hợp lệ, còn thời hạn, khi thôi phục vụ trong Quân đội, nếu có nhu cầu và còn đủ sức khỏe theo quy định được đổi sang giấy phép lái xe dân sự theo quy định;

đ) Không đổi Giấy phép lái xe quân sự trong các trường hợp sau: Giấy phép lái xe quân sự tẩy, xóa, không còn các yếu tố, thông tin hợp lệ; tự ý làm sai lệch thông tin trên Giấy phép lái xe quân sự; Giấy phép lái xe quân sự bị quá thời hạn theo quy định; Giấy phép lái xe quân sự không do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy phép lái xe quân sự của người không còn phục vụ trong Quân đội.

2. Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự đến thời hạn, quá thời hạn dưới 03 tháng, gồm:

a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép lái xe quân sự (có danh sách kèm theo) của cơ quan Kỹ thuật đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;

b) Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe quân sự của cá nhân theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này;

c) Hồ sơ quy định tại các điểm d, đ khoản 1 Điều 9 Thông tư này;

d) Bản sao Giấy phép lái xe quân sự đối với trường hợp đến hạn (bản chính đối với trường hợp quá thời hạn).

3. Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự do hỏng, sai thông tin, gồm:

a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép lái xe quân sự (có danh sách kèm theo) của cơ quan Kỹ thuật đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;

b) Hồ sơ quy định tại các khoản b, c khoản 2 Điều này;

c) Bản sao Giấy phép lái xe quân sự (bản chính được thu hồi khi cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự);

d) Bản sao giấy tờ chứng minh thông tin bị sai.

4. Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự, gồm:

a) Văn bản đề nghị đổi sang Giấy phép lái xe quân sự (có danh sách kèm theo) của cơ quan Kỹ thuật đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;

b) Hồ sơ quy định tại các điểm b, c Khoản 2 Điều này;

c) Bản sao Giấy chứng minh quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc bản sao một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, quyết định thăng, phong quân hàm, nâng lương gần nhất còn hiệu lực; bản sao hợp đồng lao động đối với người lao động hợp đồng;

d) Quyết định giao nhiệm vụ lái xe do thủ trưởng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên ký, thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày ký (không áp dụng đối với đối tượng là cán bộ, sĩ quan đổi Giấy phép lái xe quân sự để thực hiện nhiệm vụ);

đ) Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình huấn luyện chuyển loại Giấy phép lái xe quân sự do cơ quan kỹ thuật cấp quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng hoặc cơ sở đào tạo lái xe quân sự cấp;

e) Bản sao giấy phép lái xe dân sự hợp lệ, còn hạn sử dụng (bản chính được thu hồi khi đổi Giấy phép lái xe quân sự); nếu giấy phép lái xe do nước ngoài cấp phải có bản dịch công chứng theo quy định;

g) Hồ sơ gốc nơi đào tạo (trả lại cho cá nhân sau khi đổi Giấy phép lái xe quân sự).

5. Hồ sơ cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự sang Giấy phép lái xe dân sự thực hiện theo quy định.

6. Trình tự thực hiện:

a) Người có Giấy phép lái xe quân sự nộp cho cơ quan xe - máy đơn vị mình 01 bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều này đối với trường hợp đổi Giấy phép lái xe quân sự đến hạn đổi, Giấy phép lái xe quân sự quá hạn sử dụng dưới 03 tháng; hồ sơ theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 3 Điều này đối với trường hợp đổi Giấy phép lái xe quân sự bị hỏng hoặc sai thông tin; hồ sơ theo quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này đối với trường hợp đổi Giấy phép lái xe dân sự sang Giấy phép lái xe quân sự;

b) Cơ quan xe - máy các đơn vị theo phân cấp kiểm tra hồ sơ, tổng hợp báo cáo danh sách (kèm theo hồ sơ) gửi cơ quan xe - máy đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổng hợp, đề nghị đổi Giấy phép lái xe quân sự;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật thẩm định, cấp đổi Giấy phép lái xe quân sự theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện cấp đổi, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật thông báo bằng văn bản gửi cơ quan xe - máy đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng và nêu rõ lý do.

Điều 45. Điều kiện, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép lái xe quân sự

1. Điều kiện cấp lại Giấy phép lái xe quân sự:

Trường hợp Giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn, bị mất dưới 03 tháng, có đủ hồ sơ theo quy định, không bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ thì được xét cấp lại.

2. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe quân sự (có danh sách kèm theo) của cơ quan kỹ thuật đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;

b) Hồ sơ quy định tại các điểm b, c khoản 2 Điều 44 Thông tư này;

c) Bản sao Giấy phép lái xe quân sự (nếu có);

d) Bản tường trình của cá nhân có xác nhận của công an, chính quyền địa phương hoặc cơ quan, đơn vị nơi cá nhân bị mất Giấy phép lái xe quân sự và được Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật xác nhận không bị thu giữ.

3. Trình tự thực hiện:

a) Người bị mất Giấy phép lái xe quân sự có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nộp hồ sơ theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều này cho cơ quan xe - máy đơn vị. Cơ quan xe - máy các đơn vị theo phân cấp kiểm tra hồ sơ, tổng hợp báo cáo danh sách (kèm theo hồ sơ) gửi cơ quan xe - máy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng để tổng hợp, đề nghị cấp lại Giấy phép lái xe quân sự;

b) Thời gian cấp lại Giấy phép lái xe quân sự sau 30 ngày, kể từ ngày Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật nhận đủ hồ sơ hợp lệ và xác minh Giấy phép lái xe quân sự không bị cơ quan có thẩm quyền thu giữ. Trường hợp không đủ điều kiện cấp lại, Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật thông báo cho đơn vị bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 46. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự

1. Các trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự:

a) Người điều khiển xe quân sự nếu vi phạm quy định của Bộ Quốc phòng đối với một trong các hành vi sau đây: Điều khiển xe không có Chứng nhận đăng ký xe, không có tem kiểm định an toàn kỹ thuật hoặc có nhưng đã hết hạn; Giấy phép lái xe quân sự không phù hợp với loại xe điều khiển; không chấp hành hiệu lệnh kiểm tra của lực lượng chức năng thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự 30 ngày và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật;

b) Trường hợp xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc biển số, giấy đăng ký xe, tem kiểm định an toàn kỹ thuật không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự 60 ngày, thu biển số, giấy đăng ký xe, tem kiểm định an toàn kỹ thuật sử dụng trái quy định và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự:

a) Các đội kiểm tra xe quân sự khi làm nhiệm vụ có quyền: Chấn chỉnh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; lập biên bản tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự đối với các hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều này; chậm nhất sau 01 ngày làm việc phải báo cáo bằng văn bản, kèm theo giấy tờ thu giữ cho cơ quan xe - máy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xử lý theo quy định;

b) Trưởng phòng (ban) xe - máy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trên địa bàn quản lý. Chậm nhất sau 02 ngày làm việc phải báo cáo bằng văn bản về Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật để xử lý theo quy định;

c) Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe quân sự đối với tất cả các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Chậm nhất sau 02 ngày làm việc phải thông báo các trường hợp vi phạm đến cơ quan, đơn vị có người vi phạm để xử lý theo quy định.

Chương IV

BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG

Điều 47. Điều kiện và hồ sơ dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Điều kiện:

a) Là quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng đang công tác trong Bộ Quốc phòng, được giao nhiệm vụ điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép lái xe;

b) Có trong danh sách đề nghị của cơ quan xe - máy đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo Mẫu số 10 kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng minh quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng hoặc quyết định nhập ngũ, tuyển dụng, nâng lương, nâng quân hàm, hợp đồng lao động gần nhất còn hiệu lực;

c) Quyết định giao nhiệm vụ điều khiển xe máy chuyên dùng do thủ trưởng cấp Trung đoàn và tương đương trở lên ký;

d) 02 ảnh màu cỡ 2 x 3 cm theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

Điều 48. Cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Quân đội có đủ các điều kiện sau:

a) Có phòng học pháp luật giao thông đường bộ; đủ tài liệu giảng dạy, sa hình và hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ theo quy định;

b) Giáo viên giảng dạy phải có đủ tiêu chuẩn quy định giảng dạy trình độ sơ cấp và giấy phép lái xe ô tô quân sự.

2. Nhiệm vụ của cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ:

a) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo chương trình quy định tại Thông tư này;

b) Báo cáo kế hoạch mở lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ với cơ quan cấp trên và Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật;

c) Tổ chức kiểm tra, cấp Chứng chỉ cho người đạt yêu cầu;

d) Lưu trữ hồ sơ và các tài liệu có liên quan đến công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.

Điều 49. Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

TT

Nội dung

Thời gian (giờ)

1

Pháp luật giao thông đường bộ

12

2

Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ

8

3

Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

4

4

Quy định về quản lý sử dụng xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

4

5

Ôn tập và kiểm tra

4

Tổng cộng

32

Điều 50. Chứng chỉ và sử dụng Chứng chỉ

1. Mẫu Chứng chỉ theo Mẫu số 11 kèm theo Thông tư này.

2. Chứng chỉ có giá trị không thời hạn.

3. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ, phải có đủ các loại giấy tờ sau:

a) Giấy chứng nhận đăng ký xe máy chuyên dùng;

b) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

c) Bằng hoặc Chứng chỉ nghề điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo nghề cấp;

d) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ hoặc Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 51. Cấp mới Chứng chỉ

Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cấp Chứng chỉ cho người đạt yêu cầu, báo cáo danh sách về cơ quan xe - máy cấp trên và Cục Xe - Máy/Tổng cục kỹ thuật.

Điều 52. Cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ

1. Người có Chứng chỉ bị hỏng, bị mất có tên trong hồ sơ lưu trữ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, được cấp đổi, cấp lại theo số hiệu Chứng chỉ đã cấp.

2. Hồ sơ đề nghị đổi, cấp lại bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ theo Mẫu số 12 kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Chứng chỉ bị hỏng (bản chính được thu hồi khi cấp đổi); Bản tường trình có xác nhận của chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên đối với trường hợp mất Chứng chỉ;

c) Giấy giới thiệu của đơn vị quản lý trực tiếp cấp Trung đoàn và tương đương trở lên;

d) 02 ảnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 47 Thông tư này.

3. Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ đổi, cấp lại Chứng chỉ.

Điều 53. Thu hồi Chứng chỉ

1. Người có Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ bị thu hồi khi có hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, gian dối, giả mạo giấy tờ theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật được tước quyền sử dụng Chứng chỉ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng có hành vi vi phạm trật tự an toàn thông đường bộ.

3. Đội trưởng các đội Kiểm tra xe quân sự có quyền tạm giữ Chứng chỉ của quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng theo quy định tại khoản 1 Điều này. Khi tạm giữ phải lập biên bản về hành vi vi phạm, gửi báo cáo kèm theo biên bản vi phạm và Chứng chỉ bị tạm giữ cho cơ quan xe - máy cấp trên trực tiếp của mình.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ VÀ CÁ NHÂN

Điều 54. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật

1. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý công tác quy hoạch, tổ chức hệ thống các cơ sở đào tạo lái xe quân sự; công tác đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.

2. Chỉ đạo Cục Xe - Máy: Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đào tạo lái xe quân sự và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe - máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.

Điều 55. Trách nhiệm của Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật

1. Hằng năm, tổng hợp đề xuất chỉ tiêu đào tạo lái xe của các cơ sở đào tạo lái xe quân sự, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

2. Ban hành chương trình chi tiết, tài liệu và hệ thống văn bản, sổ sách nghiệp vụ quản lý đào tạo lái xe quân sự.

3. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và tập huấn nghiệp vụ chuyên môn đối với các cơ sở đào tạo lái xe quân sự; cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

4. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát các cơ sở đào tạo lái xe về tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, các chế độ nghiệp vụ quản lý đào tạo và sát hạch lái xe quân sự.

5. Cấp Giấy phép dạy lái xe cho giáo viên, Giấy phép xe tập lái, biển Tập lái cho xe tập lái đủ tiêu chuẩn theo quy định.

6. Tổ chức sát hạch, cấp, đổi, thu hồi Giấy phép lái xe quân sự.

7. In, phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng thống nhất trong toàn quân.

8. Kiểm tra, phúc tra công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.

Điều 56. Trách nhiệm của cơ quan xe - máy các đơn vị

1. Chịu sự chỉ đạo của Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật về nghiệp vụ đào tạo lái xe quân sự và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.

2. Quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra cơ sở đào tạo lái xe quân sự; cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cùng cấp về việc thực hiện nội dung, chương trình, quy chế đào tạo; nghiệp vụ quản lý xe - máy và thực hiện các chế độ theo quy định.

3. Tham gia các đợt kiểm tra, giám sát cơ sở đào tạo lái xe; cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ theo kế hoạch.

4. Đề nghị cấp, đổi, cấp lại Giấy phép xe quân sự cho quân nhân, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc đơn vị khi có đủ điều kiện theo quy định.

5. Báo cáo nhu cầu, tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Chứng chỉ tại cơ sở bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ thuộc phạm vi đơn vị.

Điều 57. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo

1. Chịu sự chỉ đạo của Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan xe - máy cấp trên về nghiệp vụ đào tạo lái xe quân sự và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng.

2. Bảo đảm đủ cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe và quản lý, rèn luyện học viên theo Quy chế quản lý học viên quân sự trong nhà trường Quân đội, Điều lệnh quản lý bộ đội và Điều lệ công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Thực hiện đúng quy định quản lý, sử dụng trang bị xe - máy thực hiện nhiệm vụ đào tạo, sát hạch lái xe quân sự. Đề nghị cấp Giấy phép dạy lái xe cho giáo viên đủ điều kiện, Giấy phép xe tập lái, Biển xe tập lái đúng quy định.

4. Quản lý, lưu trữ hồ sơ đào tạo, sát hạch lái xe và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng đúng quy định.

5. Đề xuất với Cục Xe - Máy/Tổng cục kỹ thuật và các cơ quan liên quan giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch lái xe quân sự và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng.

Điều 58. Trách nhiệm của cá nhân trong quản lý, sử dụng Giấy phép lái xe quân sự

1. Người được giao nhiệm vụ điều khiển xe quân sự phải có Giấy phép lái xe quân sự.

2. Người có Giấy phép lái xe quân sự được phép điều khiển những loại xe quy định cho từng hạng ghi trên Giấy phép lái xe quân sự.

3. Giấy phép lái xe quân sự phải được mang theo khi lái xe. Người có Giấy phép lái xe quân sự có trách nhiệm giữ gìn, sử dụng đúng mục đích. Khi mất hoặc phát hiện có sai lệch thông tin ghi trên Giấy phép lái xe quân sự phải báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 59. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 02 năm 2022 và thay thế Thông tư số 93/2016/TT-BQP ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; Thông tư số 216/2011/TT-BQP ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng của Bộ Quốc phòng khi tham gia giao thông đường bộ.

2. Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 60. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng Tham mưu trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Cục trưởng Cục Xe - Máy/Tổng cục Kỹ thuật, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và tổ chức kịp thời phản ánh về Tổng cục Kỹ thuật (qua Cục Xe - Máy) để tổng hợp, báo cáo theo quy định./.


Nơi nhận:
- Thủ trưởng Bộ Quốc phòng07;
- Các Bộ: Công an, Giao thông vận tải;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng75;
- Vụ Pháp chế/BQP;
- Cục Kiểm tra VBQPPL/Bộ Tư pháp;
- Các cục: Quân lực, Nhà trường, Quân huấn, Xe-Máy03;
- Cổng TTĐTBQP;
- Lưu: VT, NCTH. U95.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Lê Huy Vịnh

PHỤ LỤC

MẪU BIỂU NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE QUÂN SỰ; BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG
(Kèm theo thông tư số 170/2021/TT-BQP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)

Mẫu 01. Đơn đề nghị học và sát hạch cấp Giấy phép lái xe quân sự.

Mẫu 02. Giấy chứng nhận sức khỏe.

Mẫu 03. Bản khai thời gian lái xe và số ki-lô-mét lái xe an toàn.

Mẫu 04. Đơn đề nghị sát hạch cấp lại Giấy phép lái xe quân sự.

Mẫu 05. Giấy phép xe tập lái.

Mẫu 06. Giấy phép dạy lái xe.

Mẫu 07. Đơn đề nghị đổi, cấp lại Giấy phép lái xe quân sự.

Mẫu 08. Giấy phép lái xe bằng vật liệu giấy.

Mẫu 09. Giấy phép lái xe bằng vật liệu nhựa tổng hợp.

Mẫu 10. Đơn đề nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

Mẫu 11. Phôi Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

Mẫu 12. Đơn đề nghị đổi, cấp lại Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

Mẫu số 01. Đơn đề nghị học và sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------


ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Học và sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự

Kính gửi: ………………………………………………………………………………...................

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………..

Cấp bậc: …………………… Chức vụ:.…………………………………………………………………….

Đơn vị: ………………………………………………………………………………………………………..

Nơi đăng ký HKTT: ………………………………………………………………………………………….

Tôi đã có GPLX số: …………; Hạng …………………; ngày trúng tuyển:. ……………………………

Nơi đào tạo: ………………………………………………………………………………………………….

Ngày cấp phép gần nhất: …../……/……20…….. Thời hạn sử dụng……../………/20……………….

Tôi làm đơn này đề nghị Cục trưởng Cục Xe - Máy xét cho tôi được đăng ký học và dự sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự hạng…………….. .

Tôi xin chấp hành nghiêm các quy định trong học tập, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe.


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Thủ trưởng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý ký, đóng dấu)

……….ngày…….tháng……năm……
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)





Mẫu 02. Giấy chứng nhận sức khỏe.


Ảnh
(2x3 cm)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

GIẤY CHỨNG NHẬN SỨC KHỎE

(Đối với người điều khiển xe cơ giới)

Họ và tên: ....................................................…...................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: ......................................................................................................................

Nơi đăng ký HKTT: .............................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

Đơn vị: ………………………………………………………………………………………………………

I. Tiền sử bệnh lý

.....................................................................................................................................................

.....................................................................................................................................................

II. Kết quả khám

1. Thể lực: Chiều cao: .....................................................m;               Cân nặng:......................... kg

Vòng ngực trung bình: .......................................................... cm

2. Mắt:

Thị lực: Mắt phải không kính: ....................................Có kính ..........................................................

Mắt trái không kính: ...................................................Có kính ..............................................

Kính loại:……………………………………….Số:………………………………………………..

Bệnh ở mắt:………………………………………………………………………………………….............

…………………………………………………………………………………………................................

4. Tai, mũi, họng:

Tai phải nghe nói thường cách……………………m, nghe nói thầm cách………………………m;

Tai trái nghe nói thường cách……………………m, nghe nói thầm cách…………………..……m;

Bệnh tai:……………………………………………………………………………………………………….

5. Thần kinh:

Động kinh: ...........................................................; Tê liệt: ................................................................

Các bệnh khác về thần kinh:………………………………………………………………………………..

6. Tuần hoàn:

Áp lực động mạch tối đa:…………………………………tối thiểu:………………………………………..

Bệnh nghẽn tim (angor pertoris):

Bệnh thiểu năng tim:

Bệnh van tim:

Phồng động mạch (anévrismus aortis)

7. Những bệnh khác:

Hô hấp:

Tiêu hóa:

Sinh dục - tiết niệu:

Các bộ phận khác:…………………………………………………………………………………………..   

III. Kết luận

Kết luận rõ có đủ điều kiện sức khỏe để lái xe không? lái được hạng xe nào?
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………

Làm tại: ……………………………………………………………………………………………………….

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Thủ trưởng từ cấp trung đoàntương đương trở lên trực tiếp quản lý ký, đóng dấu)

………..ngày….tháng…năm....
BỆNH XÁ TRƯỞNG HOẶC
CHỦ NHIỆM QUÂN Y

(Ký, ghi rõ họ tên)





Mẫu số 03. Bản khai thời gian lái xe và số km lái xe an toàn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------


 BẢN KHAI

Thời gian lái xe và số km lái xe an toàn

Kính gửi: …………………………………………………………………………………………………..

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày…………… tháng……………. năm…………………………………………………………….

Cấp bậc: ……………………………Chức vụ:.……………………………………………………………..

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký HKTT ………………………………………………………………………………………….

Tôi đã có GPLX số:………………………… Hạng……………ngày trúng tuyển:………………………

Nơi đào tạo: ………………………………………………………………………………………………….

Ngày cấp GPLX gần nhất:………/…………/20…………Thời hạn sử dụng: ……/………/20……..

Từ ngày được cấp Giấy phép lái xe đến nay, tôi đã có ………..năm lái xe và có …………….km lái xe an toàn.

Đề nghị Cục trưởng Cục Xe - Máy cho tôi được học và sát hạch nâng hạng Giấy phép lái xe quân sự hạng ……………

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Thủ trưởng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên trực tiếp quản lý ký, đóng dấu)

………..ngày….tháng…năm 20......
NGƯỜI KHAI
(Ký và ghi rõ họ, tên)






Mẫu 04. Đơn đề nghị sát hạch, cấp lại Giấy phép lái xe quân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Sát hạch, cấp lại Giấy phép lái xe quân sự

Kính gửi: ………………………………………………………………………..

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………………………….

Cấp bậc: ………………………; Chức vụ:.………………………………………………………..……..

Đơn vị: ……………………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký HKTT ………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………

Tôi đã có GPLX số:…………………………; Hạng……………ngày trúng tuyển:……………………

Nơi đào tạo: ………………………………………………………………………………………………….

Ngày cấp GPLX gần nhất:………/…………/20………… Hạn sử dụng: ……/………/20……..

Lý do xin sát hạch cấp lại GPLX:……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này đề nghị Cục trưởng Cục Xe - Máy xét cho tôi được đăng ký học và dự sát hạch cấp lại Giấy phép lái xe quân sự hạng …………..

Tôi xin chấp hành nghiêm các quy định trong sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Thủ trưởng từ cấp trung đoàn tương đương trở lên trực tiếp quản lý ký, đóng dấu)

………..ngày….tháng…năm 20…....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)






Mẫu số 05. Giấy phép xe tập lái

1. Mặt trước:

2. Mặt sau:

3. Quy cách:

- Kích thước: 8,9 x 5,9 x 0,5 mm;

- Phôi Giấy phép xe tập lái làm bằng vật liệu giấy;

- In trước hai mặt theo mẫu quy định;

- Giấy phép xe tập lái được ép plastic bằng mẫu giấy ép chuyên dùng của Cục Xe - Máy trước khi cấp cho người sử dụng.

Mẫu số 06. Giấy phép dạy lái xe

1. Mặt trước:

2. Mặt sau:

3. Quy cách:

- Kích thước: 8,9 x 5,9 x 0,5 mm;

- Phôi Giấy phép dạy lái xe làm bằng vật liệu giấy;

- In trước hai mặt theo mẫu quy định;

- Ảnh của giáo viên dạy lái xe được dán trên Giấy phép lái xe có đóng dấu nổi của Cục Xe-Máy;

- Giấy phép dạy lái xe được ép plastic bằng mẫu giấy ép chuyên dùng của Cục Xe-Máy trước khi cấp cho người sử dụng.

Mẫu số 07. Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe  

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------


ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe quân sự

Kính gửi: ………………………………………………………………….

Họ và tên:……………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………..  

Cấp bậc:…………………Chức vụ:…………………………………………………………………………

Đơn vị:………………………………………………………………………………………………………...   

Nơi đăng ký HKTT…………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………………………………   

Số GPLX…………..Hạng…………….Ngày trúng tuyển:………………………………………………... 

Hạng…………. Ngày trúng tuyển:………………………………………………………………………….  

Hạng…………. Ngày trúng tuyển:…………………………………………………………………………

Hạng…………. Ngày trúng tuyển:…………………………………………………………………………

Đào tạo tại trường: ………………………………………………………………………………………….  

Ngày cấp phép gần nhất:………../………./20……. Hạn sử dụng:………/…………/20……………..  

Lý do đổi, cấp lại GPLX:           …………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những điều khai trên là đúng sự thật. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Thủ trưởng từ cấp trung đoàn tương đương trở lên trực tiếp quản lý ký, đóng dấu)

………..ngày….tháng…năm....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)






Mẫu số 08. Giấy phép lái xe bằng vật liệu giấy

1. Mặt trước:

2. Mặt sau:

3. Quy cách:

- Kích thước: 90 mm x 60 mm;

- In trước hai mặt theo mẫu quy định trên giấy Offset 150 g/m2, độ trắng 90;

- Ảnh của người lái xe được dán trên Giấy phép lái xe, có đóng dấu nổi;

- Giấy phép dạy lái xe được ép plastic bằng mẫu giấy ép chuyên dùng của Cục Xe-Máy trước khi cấp cho người sử dụng.

Mẫu số 09. Giấy phép lái xe bằng vật liệu nhựa tổng hợp

1. Mặt trước:

2. Mặt sau:

3. Quy cách:

- Kích thước: 85,6 x 53,98 x 0,76 mm;

- Phôi giấy phép lái xe làm bằng vật liệu nhựa tổng hợp Polyethylene terephthalate (PET);

- In trước hai mặt theo mẫu quy định;

- Ảnh của người lái xe được in trực tiếp trên Giấy phép lái xe;

- Giấy phép dạy lái xe được ép plastic bằng mẫu giấy ép chuyên dùng của Cục Xe-Máy trước khi cấp cho người sử dụng.

Mẫu số 10. Đơn đề nghị bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

Kính gửi: …………………………………………….

Họ và tên:……………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………..  

Cấp bậc:…………………; Chức vụ:………………………………………………………………………

Đơn vị:………………………………………………………………………………………………………...   

Nơi đăng ký HKTT…………………………………………………………………………………………...

…………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

Tôi làm đơn này đề nghị...........................................cho tôi được đăng ký bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ và dự kiểm tra để cấp Chứng chỉ.

Tôi xin chấp hành nghiêm các quy định trong học tập, kiểm tra.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Thủ trưởng từ cấp trung đoàn tương đương trở lên trực tiếp quản lý ký, đóng dấu)

………..ngày….tháng…năm 20....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)








Mẫu số 11. Phôi chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

1. Kích thước thành phẩm: 6 cm x 9 cm;

2. Kỹ thuật bảo vệ:

- Thiết kế vân nền trên phần mềm bảo an Fotuna;

- In mực bảo vệ không màu, phát quang dưới đèn UV (quân hiệu, hoa văn phần chữ ký);

- Ngôi sao in mực Oviei, chuyển màu từ màu đồng sang màu xanh dưới ánh sáng ở góc độ khác nhau.

Mẫu số 12. Đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Đổi, cấp lại Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

Kính gửi: ………………………………………………….

Họ và tên:……………………………………………………………………………………………………..  

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………...  

Cấp bậc:………….; Chức vụ:……………………………………………………………………………….  

Đơn vị:………………………………………………………………………………………………………...   

Nơi đăng ký HKTT: ………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi đã có Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ số ………….do ……...……………………………………………………….. cấp ngày………………………

Tôi làm đơn này đề nghị ……………………….cấp đổi (cấp lại) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thật. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Thủ trưởng từ cấp trung đoàn tương đương trở lên trực tiếp quản lý ký, đóng dấu)

………..ngày….tháng…năm 20....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)





Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 170/2021/TT-BQP ngày 23/12/2021 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe quân sự; bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng trong Bộ Quốc phòng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.282

DMCA.com Protection Status
IP: 35.171.164.77
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!