Vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoản thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất?

Cho tôi hỏi vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá gây bệnh mạnh nhất khi ở nhiệt độ môi trường là bao nhiêu? Vi khuẩn thường gây bệnh ở những loài cá nào và khoảng thời gian nào trong năm vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất? Câu hỏi của anh Long từ Cần Thơ

Vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh cho cá nhiều nhất ở điều kiện nhiệt độ môi trường là bao nhiêu?

Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá quy định về điều kiện môi trường gây bệnh của vi khuẩn Streptococcus agalactiae như sau:

Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
2.1 Thuật ngữ, định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae là vi khuẩn gram dương, liên cầu khuẩn thuộc nhóm B (GSB), giống Streptococcus, họ Streptococcaceae.
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá, phát triển tốt ở nhiệt độ 30 °C đến 37 °C, có khả năng phát triển ở độ mặn 0 ‰ đến 35 ‰, có thể tồn lưu tự do trong nước ao và bùn đáy từ 3 ngày đến 7 ngày.
...

Theo tiêu chuẩn trên thì vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây bệnh ở cá, phát triển tốt ở nhiệt độ 30 °C đến 37 °C, có khả năng phát triển ở độ mặn 0 ‰ đến 35 ‰, có thể tồn lưu tự do trong nước ao và bùn đáy từ 3 ngày đến 7 ngày.

Đây là vi khuẩn gram dương, liên cầu khuẩn thuộc nhóm B (GSB), giống Streptococcus, họ Streptococcaceae.

Vi khuẩn Strepcoccus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoản thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất?

Vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoản thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất? (Hình từ Internet)

Vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh ở loài cá nào? Khoảng thời gian nào trong năm cá mắc bệnh nhiều nhất?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá quy định về chẩn đoán lâm sản ở cá như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1 Dịch tễ học
Loài cảm nhiễm: các loài cá đặc biệt là cá rô phi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa có nhiệt độ cao, mùa hè thu miền Bắc và mùa khô miền Nam với đỉnh điểm cá chết trong vòng 2 tuần đến 3 tuần với tỉ lệ chết 90 % đến 100 % [3]. Bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ (cá có kích thước lớn trên 100 g dễ bị mắc bệnh hơn).
5.2 Triệu chứng lâm sàng
Cá bị bệnh có dấu hiệu bơi bất thường (bơi xoắn ốc hoặc quay vòng); cơ thể sẫm màu, một bên hoặc hai bên mắt màu đục và lồi; xuất huyết tại gốc vây và xương nắp mang, trướng bụng, hậu môn sưng đỏ. Cá chết với tỷ lệ cao.
5.3 Bệnh tích
Tại các cơ quan nội tạng như gan, thận, lách, mật có thể bị sưng, nhũn; có thể xuất huyết và viêm, ổ bụng chứa nhiều dịch.

Theo đó, vi khuẩn Streptococcus agalactiae thường gây bệnh trên tất cả các loài cá nhưng gây bệnh nhiều nhất ở loài cá rô phi.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng chủ yếu xảy ra vào mùa có nhiệt độ cao, mùa hè thu miền Bắc và mùa khô miền Nam với đỉnh điểm cá chết trong vòng 2 tuần đến 3 tuần với tỉ lệ chết 90 % đến 100 % [3]. Bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ (cá có kích thước lớn trên 100 g dễ bị mắc bệnh hơn).

Cá bị bệnh có dấu hiệu bơi bất thường (bơi xoắn ốc hoặc quay vòng); cơ thể sẫm màu, một bên hoặc hai bên mắt màu đục và lồi; xuất huyết tại gốc vây và xương nắp mang, trướng bụng, hậu môn sưng đỏ. Cá chết với tỷ lệ cao.

Tại các cơ quan nội tạng như gan, thận, lách, mật có thể bị sưng, nhũn; có thể xuất huyết và viêm, ổ bụng chứa nhiều dịch.

Khi cá mắc bệnh do vi khuẩn Streptococcus agalactiae gây ra thì có thể sử dụng những loại thuốc thử và vật liệu thử nào để chấn đoán bệnh?

Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-21:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 21: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae ở cá quy định về thuốc thử và vật liệu thử dùng cho việc chẩn đoán bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae gây ra như sau:

Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết, phân tích, sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, không có DNase/RNase, trừ khi có quy định khác.
3.1 Thuốc thử và vật liệu thử của phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn (xem phụ lục A)
3.1.1 Môi trường thạch BA (thạch máu) gồm thạch Colombia và 5 % máu cừu;
3.1.2 Môi trường thạch chọn lọc Chromagar Strep B;
3.1.3 Môi trường thạch dinh dưỡng TSA;
3.1.4 Môi trường canh thang BHI;
3.1.5 Card định danh vi khuẩn Gram (+) hoặc kit kiểm tra sinh hóa;
3.1.6 Thuốc nhuộm gram (Xem phụ lục B).
3.2 Thuốc thử và vật liệu thử của phương pháp Realtime PCR
3.2.1 Dung dịch tách chiết (NaCl 0,9%...) hoặc bộ kit tách chiết ADN vi khuẩn;
3.2.2 Bộ kit nhân gen: Power SYBR Green PCR Master Mix;
3.2.3 Đoạn mồi (primers);
3.2.4 Mẫu đối chứng;
3.2.5 Nước không có enzyme phân hủy ADN/ARN;
3.2.6 Thang chuẩn ADN 100bp;
3.2.7 Dung dịch đệm TBE 10X;
3.2.8 Bột Agarose;
3.2.9 Chất nhuộm màu (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
3.2.10 Chất đệm tải mẫu (Loading dye);
3.2.11 Cồn (Ethanol) 70 % (C2H6O).

Nếu thực hiện chẩn đoán bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae gây ra ở cá bằng phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn thì thuốc thử và vật liệu thử sau:

- Môi trường thạch BA (thạch máu) gồm thạch Colombia và 5 % máu cừu;

- Môi trường thạch chọn lọc Chromagar Strep B;

- Môi trường thạch dinh dưỡng TSA;

- Môi trường canh thang BHI;

- Card định danh vi khuẩn Gram (+) hoặc kit kiểm tra sinh hóa;

- Thuốc nhuộm gram.

Trường hợp thực hiện phương pháp Realtime PCR để chẩn đoán bệnh do vi khuẩn Streptococcus Agalactiae gây ra ở cá thì sử dụng các loại thuốc thử và vật liệu thử như sau:

- Dung dịch tách chiết (NaCl 0,9%...) hoặc bộ kit tách chiết ADN vi khuẩn;

- Bộ kit nhân gen: Power SYBR Green PCR Master Mix;

- Đoạn mồi (primers);

- Mẫu đối chứng;

- Nước không có enzyme phân hủy ADN/ARN;

- Thang chuẩn ADN 100bp;

- Dung dịch đệm TBE 10X;

- Bột Agarose;

- Chất nhuộm màu (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);

- Chất đệm tải mẫu (Loading dye);

- Cồn (Ethanol) 70 % (C2H6O).

Vi khuẩn Streptococcus agalactiae
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi khuẩn Streptococcus agalactiae
4,382 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi khuẩn Streptococcus agalactiae Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vi khuẩn Streptococcus agalactiae Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào