Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì?

Cho tôi hỏi hiện nay tôi muốn mở một cơ sở chế biến thực phẩm nhỏ nên cần tham khảo về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì? Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì những người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị loại trừ khi có các triệu chứng sức khỏe gì? Trên sản phẩm thực phẩm phải bảo đảm có đầy đủ các thông tin gì? - câu hỏi của chị Thanh Hà (Bình Định).

Để đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì những người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bị loại trừ khi có các triệu chứng sức khỏe gì?

Tại tiểu mục 7.1 và tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm có nêu:

Những người được biết hay nghi ngờ có bệnh hoặc là người mang một mầm bệnh nào đó có thể lan truyền qua thực phẩm, thì không được phép vào khu vực chế biến thực phẩm vì có khả năng họ làm lây bệnh qua thực phẩm. Bất cứ người nào bị mắc như vậy cũng phải báo cáo ngay bệnh hay triệu chứng bệnh cho ban quản lý.

Tiến hành khám bệnh cho những người xử lý thực phẩm nếu có biểu hiện về mặt lâm sàng hay dịch tễ học.

Các tình trạng cần phải báo cáo cho ban quản lý để xem xét khám bệnh và/hoặc nếu cần thiết có thể loại trừ ra khỏi các khâu có tiếp xúc với thực phẩm, gồm các triệu chứng hoặc bệnh sau đây:

- Bệnh vàng da;

- Tiêu chảy;

- Nôn mửa;

- Sốt;

- Viêm họng có sốt;

- Thương tổn nhiễm trùng da rõ rệt (nhọt, vết cắt,. v.v …);

- Nước chảy rỉ từ tai, mắt hay mũi.

Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì?

Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì? (Hình từ Internet)

Về đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì các hành vi cần tránh của người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm là gì?

Tại tiểu mục 7.4 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm thì những người tham gia vào các hoạt động, thao tác chế biến thực phẩm cần tránh các hành vi có thể dẫn đến nhiễm bẩn thực phẩm, ví dụ:

- Hút thuốc;

- Khạc nhổ;

- Nhai kẹo cao su hoặc ăn;

- Hắt hơi hay ho hơi mà thực phẩm chưa được bảo vệ.

Không được đeo hay mang trên người mình những đồ dùng cá nhân như đồ trang sức, đồng hồ, kẹp hay các vật khác, khi nhân viên đó vào các khu vực chế biến thực phẩm vì chúng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.

Bên cạnh đó những người này còn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân theo tiêu chuẩn tại tiểu mục 7.3 Mục này như sau:

Vệ sinh cá nhân
Những người tiếp xúc với thực phẩm cần giữ vệ sinh cá nhân thật tốt và cần mặc quần áo bảo vệ, đội mũ, đi giầy, khi thích hợp. Các vết cắt hay vết thương, nếu người đó đã được người quản lý cho phép tiếp tục làm việc thì các vết thương đó phải được bao bọc bằng băng không thấm nước.
Các nhân viên luôn phải rửa tay sạch để không ảnh hưởng tới tính an toàn của thực phẩm, ví dụ:
- lúc bắt đầu các hoạt động xử lý hay tiếp xúc với thực phẩm;
- ngay sau khi đi vệ sinh; và
- sau khi xử lý thực phẩm tươi sống hay bất kỳ một nguyên liệu bị nhiễm bẩn nào mà có thể gây nhiễm cho thực phẩm khác, họ nên tránh xử lý các thực phẩm ăn sẵn.

Trên sản phẩm thực phẩm phải bảo đảm có đầy đủ các thông tin gì?

Tại Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm có nêu như sau:

Một số thông tin không đầy đủ về sản phẩm và/hoặc hiểu biết không đầy đủ về vệ sinh chung thực phẩm có thể dẫn đến việc xử lý sai ở các giai đoạn sau của chu trình thực phẩm.

Xử lý sai như vậy có thể dẫn đến bệnh tật, hoặc sản phẩm trở nên không thích hợp cho tiêu dùng, ngay cả khi các biện pháp hợp lý về kiểm soát vệ sinh đã được áp dụng trước đó trong chu trình thực phẩm.

Vì vậy sản phẩm thực phẩm phải có thông tin đầy đủ để đảm bảo rằng:

- Có thông tin đầy đủ và có thể tiếp cận được đối với người tiếp theo trong chu trình thực phẩm để người đó có thể xử lý, bảo quản, chế biến, chuẩn bị và trình bày sản phẩm một cách an toàn và đúng;

- Lô hay mẻ thực phẩm có thể được xác định dễ dàng và nếu có thu hồi thì có thể thu hồi ngay được, nếu thấy cần thiết;

Người tiêu dùng phải có đủ hiểu biết về vệ sinh thực phẩm, để họ có thể:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc thông tin về thực phẩm;

- Theo thông tin mà họ có, có thể lựa chọn thích hợp cho riêng mình và

- Ngăn ngừa sự nhiễm bẩn và phát triển hoặc tồn tại của các tác nhân gây bệnh cho thực phẩm, bằng cách bảo quản, pha chế và sử dụng đúng đắn;

- Thông tin gửi cho ngành công nghiệp và thương mại phải được phân biệt rõ ràng với thông tin gửi người tiêu dùng, đặc biệt khi ghi trên các nhãn thực phẩm.

An toàn vệ sinh thực phẩm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có phải đi tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với bếp ăn nấu 700 phần/ngày không?
Pháp luật
Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế có chức năng gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Mẫu biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với Cảng cá là mẫu nào? Hướng dẫn lập biên bản?
Pháp luật
Theo nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm, khi xây dựng cơ sở sản xuất cần phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Pháp luật
TCVN 5603:2023 về vệ sinh thực phẩm? Mục đích ban hành tiêu chuẩn về nguyên tắc chung vệ sinh thực phẩm là gì?
Pháp luật
Nơi chế biến của nhà hàng lẩu nấm cần tuân thủ điều kiện gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm? Nơi chế biến của nhà hàng lẩu nấm có ruồi xâm nhập sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Nơi chế biến của nhà hàng ăn uống có côn trùng xâm nhập thì có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất, kinh doanh kẹo có cần phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Hệ thống HACCP trong đảm bảo vệ sinh thực phẩm được xây dựng và vận hành dựa trên các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Đối tượng nào phải tham gia tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm? Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm như thế nào mới đạt điều kiện an toàn thực phẩm?
Pháp luật
Chủ cơ sở phải tự tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhân viên hay do một đơn vị có thẩm quyền thực hiện?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn vệ sinh thực phẩm
741 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn vệ sinh thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào